Từ ý nghĩa câu chuyện về Hai biển hồ, hãy suy nghĩ về thói ích kỉ

suy-nghi-ve-thoi-ich-ki (1).jpg

Từ ý nghĩa câu chuyện về “Hai biển hồ”, hãy suy nghĩ về thói ích kỉ

Hai biển hồ

“Người ta ảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đỏ.

Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chết”

(Trích “Bàị học làm người”– nhà xuất bản giáo dục)

Câu chuyện hai biển hồ đã cho anh/chị bài học ý nghĩa nào trong cuốc sống?


1. Giải thích:

Biển chết do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh ko có kênh rạch, lối thoát, nồng độ muối quá cao, không sinh vật nào sống được. Bởi thế, Biển chết trở nên hoang vu, thiếu sự sống. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước của sông Jordan, nhưng từ đó nước tràn qua các hồ nhỏ, sông lạch xung quanh. Bởi thế nước hồ luôn trong sạch và mang lại sự sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt với mọi người xung quanh. Xã hội sẽ tồn tại, cuộc sống mỗi người được duy trì chính nhờ quá trình giao tiếp này.

Suy nghĩ về bài học: Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh

Nhận thức: Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn

Bài hoc: cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng - Theki.vn
  2. Nghị luận: Làm thế nào để vượt để vượt lên sự toan tính, ích kỷ và những thành kiến của bản thân? - Theki.vn
  3. Nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện "Chim sâu và chiếc lá". - Theki.vn
  4. Nghị luận: Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ (Nam Cao). - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.