Soạn bài: Văn bản báo cáo – SGK Ngữ văn 7

van-ban-bao-cao

VĂN BẢN BÁO CÁO

I. BÀI HỌC:

1. Đặc điểm của văn bản báo cáo:

Các văn bản trên báo cáo về vấn đề gì?

– Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng 20-11 lớp 7B.

– Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ H/sinh vùng lũ lụt.

Vậy khi nào người ta viết văn bản báo cáo? (Nhằm mục đích gì?)

– Người ta viết văn bản báo cáo khi cần trình bày về tình hình sự việc và kết quả đã làm được của cá nhân hay tập thể trong một giai đoạn nào đó.

Khi viết báo cáo ta cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

– Nội dung: Cần đảm bảo các yêu cầu: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

– Hình thức: Báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa và theo một số mục quy định.

Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết BC trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em?

– Khi cần viết báo cáo tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động, công tác nào đó.

Vận dụng những hiểu biết vừa tìm hiểu làm mục (3) Sgk.

– Tình huống a: Viết văn bản đề nghị.

– Tình huống b: Viết văn bản báo cáo về 3 mặt học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm cho Ban giám hiệu.

– Tình huống c: Viết đơn xin chuyển trường; đơn xin nhập học.

Các mục trong một văn bản báo cáo được trình bày theo một thứ tự nào? Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?

– Giống về cách trình bày các mục, khác về nội dung cụ thể.

Theo em, nhưng phần nào là quan trọng, cần chú ý trong văn bản báo cáo?

– Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về việc gì? Kết quả ntn?

Trong 2 văn bản báo cáo vừa tìm hiểu, em hãy nêu các mục: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

Từ những vấn đề đã tìm hiểu, em hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo? (Theo các mục đã nêu ở Sgk và Ghi nhớ Sgk).

– Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.

– Yêu cầu: Cần trình bày trang trọng, sáng sủa, theo một số mục quy định.

2. Cách làm một văn bản báo cáo:

– Trình bày các mục theo thứ tự.

– Các mục không thể thiếu: Ai báo cáo? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

Cũng giống như viết một văn bản đề nghị, viết báo cáo cũng cần chú ý những điều gì?

Đọc phần (3) lưu ý Sgk.

– Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hàng ngày. Có các loại báo cáo định kì (tuần, tháng, quý, nửa năm,…) có báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn: lụt, cháy, tai nạn giao thông,.. Dù như thế nào thì văn bản báo cáo cũng cần phải tuân theo những quy định.

Ghi nhớ Sgk./136.

II. LUYỆN TẬP:

Đọc văn bản báo cáo sau và cho biết còn thiếu những mục nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO

(Về kế hoạch tham gia kế hoạch nhỏ)

Cả lớp đã có 30/30 bạn học tham gia. Tổng số giấy vụn là 40 kg (vượt chỉ tiêu là 10kg).

Số giấy trên đã nộp về văn phòng đúng ngày quy định.

Kí tên

(Họ và tên)

  • Lỗi sai:

– Thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo.

– Trình bày văn bản chưa cân đối.

– Không rõ báo cáo với ai, ai báo cáo.

– Nội dung báo cáo chưa cụ thể.

  • Sửa lại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO

(Về việc tham gia kế hoạch nhỏ)

Kính gửi: Thầy TPT đội Trường THCS Nguyễn Du.

Để hưởng ứng phong trào tham gia kế hoạch nhỏ trường phát động, lớp 7A đã tham gia đầy đủ và có kết quả như sau:

Tổng số: 30/30 bạn học sinh tham gia.

Tổng số giấy vụn là 40 kg (vượt chỉ tiêu là 10kg)

Số giấy trên đã nộp về văn phòng đúng ngày quy định.

Kí tên

Họ và tên

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.