Văn bản nhật dụng là gì?

van-ban-nhat-dung-la-gi

Văn bản nhật dụng là gì?

1. Khái niệm:

– Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả đánh giá về những vấn đề những hiện tượng gần gũi bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.

2. Đặc điểm:

Nhìn chung, nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng, đối với các đề tài khác nhau cần lựa chọn hình thức và phương thức biểu đạt phù hợp.

– Về nội dung:

+ Đề tài của các văn bản nhật dụng gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang quan tâm, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Với các đề tài của văn bản nhật dụng, đòi hỏi người viết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ. Như vậy mới có thể bàn luận, phân tích và kéo người đọc theo ý muốn của mình.

+ Những đề tài cơ bản gắn với cuộc sống con người như: thiên nhiên, con người, môi trường, văn hóa – đạo đức…Tất cả các vấn đề của văn bản được các thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều, được địa phương và xã hội quan tâm.

+ Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, các cơ quan nhà nước. Ví dụ như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng hoặc là các thông báo, công của của các tổ chức quốc tế trên thế giới… Bởi thế, văn bản nhật dung mang tính thời sự, được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm.

+ Tính cập nhật của văn bản kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cuả cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng đề tài (đề tài có tính cập nhật) văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.

+ Văn bản nhật dụng phản ánh hiện thực, dù là về mặt tích cực hay tiêu cực. Qua đó giúp học sinh thâm nhập vào cuộc sống thực tế, nâng cao ý thức xã hội.

+ Tuy có đề cập đến các đề tài văn chương nhưng văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính nghệ thuật, chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản.

– Về hình thức:

+ Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng cũng rất phong phú và đa dạng. Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục, cụ thể như:

  • Tự sự, miêu tả.
  • Thuyết minh, miêu tả.
  • Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Nghị luận, biểu cảm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.