Nghị luận: Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

van-hoc-chan-chinh-ngay-ca-khi-noi-ve-cai-xau-cai-ac-cung-chi-nham-the-hien-khat-vong-ve-cai-dep-cai-thien-suy-nghi-cua-anh-chi-ve-y-kien-tren

Nghị luận: “Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện”.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

“Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới thì thế giới đã không được đẹp đã như thế này” (Gamzatov). Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là tái hiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêu cuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã góp phần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới. “Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”.

Bên cạnh cái đẹp, cái nên thơ, nhà văn, nhà thơ còn thể hiện cả những giọt nước mắt, cả cái bi thảm, sầu muộn. Văn học là nhân học. Mỗi cuộc đời và một tác phẩm nghệ thuật, những trang sách, những áng văn viết về cuộc sống cơ hồ đã là một tác phẩm nghệ thuật. Toàn bộ cuộc sống sống loài người đều được phản ánh trên những trang sách. Những dân tộc, những con người, những cuộc tình dang dở, những giọt nước mắt chia ly, những nụ cười hạnh phúc, những cuộc đấu tranh, những lầm than, những máu và nước mắt….

Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người”. (Lê Đình Kỵ – Cảm nhận văn học). Hay như một nhà phê bình từng viết: “Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hoặc san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hay ngôn ngữ, cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc quốc kỳ, ngôn ngữ, hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học – cuối cùng vẫn là viết về trái tim con người”. Đó là lý do vì sao trong văn học lại có sự nghịch dị “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện” và cũng “miêu tả cái xấu, cái ác”. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.