Vẻ đẹp tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

ve-dep-tinh-yeu-lang-va-long-yeu-nuoc-cua-nguoi-nong-dan-viet-nam-trong-thoi-ki-dau-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-da-duoc-the-hien-chan-thuc-sau-sac-va-cam-dong-o-nhan-vat-ong-hai-trong-truyen-ngan

Vẻ đẹp tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. 

  • Mở bài:

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng Tám. Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Kim Lân có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật. Truyện ngắn “Làng” (1948) là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân. Qua hình ảnh nhân vật ông Hai, tác phẩm đã thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động “tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”.

  • Thân bài:

– Đề tài đời sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng vốn được nhiều nhà văn chú ý khai thác. Bên cạnh phơi bày bức tranh cuộc sống cơ cực, tối tăm của con người, các tác phẩm còn khám phá chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng; vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.

1. Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê. trước hết, ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.

– Ông thích khoe về cái làng của mình. Trước cách mạng, ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng. Sau cách mạng, ông khoe về một làng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.

– Ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết và muốn về lại làng Chợ Dầu. Đã thành thói quen, sáng nào ông cũng sang bác Thứ để kể chuyện làng. Ông kể để nguội đi nỗi nhớ làng. Lúc này, ông tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)

2. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:

– Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?”. Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.

– Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn: Cổ nghẹn đắng; da mặt tê rần rần; giọng lạc hẳn đi; lặng đi như không thở được… Ông Hai đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

* Tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi của ông Hai sau khi nghe tin làng theo giặc:

– Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

– Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm với bao nỗi lo âu: lo cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian; lo cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư; lo cho tương lai cả gia đình.

– Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh: Không dám bước chân ra khỏi nhà; không dám nói chuyện với vợ; mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang; lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

– Nội tâm ông Hai giằng xé dữ dội vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.

– Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ

+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu”. Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đó là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.

+ Ông lựa chọn “…làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

→ Kim Lân tài tình miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, qua đó phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.

3. Khi ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính:

– Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch. Đây là một mất mát lớn đối với người dân.
Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:

+ Ông chạy khắp nơi để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.

+ Ông phấn khởi mua quà về chia cho các con.

+ Ông dự định nuôi lợn để ăn mừng.

+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.

→ Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhập làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trong danh dự này.

  • Kết bài:

– Bằng giọng văn giản dị, tự nhiên, các thể hiện tâm lí nhân vật sắc sảo kết hợp cùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay những lời đối thoạt sâu sắc đã đem tới hình ảnh người nông dân chân thực và gợi tả tâm lí độc đáo, Kim Lân đã miêu tả chân thực, sắc sảo diễn biến tâm trạng ông Hai. Qua đó, nhà văn đã khám phá những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người nông dân Việt Nam: Hình ảnh người nông dân chất phác với tình yêu quê hương, lòng nhiệt thành ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.