Soạn bài: Viết đơn

viet-don

Viết đơn

I. Khi nào cần viết đơn ?

Xét ví dụ SGK/ 131:

– Các trường hợp đều cần phải viết vì:

   + Trình bày lí do của bản thân

   + Thể hiện nguyện vọng

   + Có căn cứ xác đáng sau này.

– Khi muốn đề đạt một nguyện vọng với 1 người hay một cơ quan hay một tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng (ghi nhớ SGK)

   + Mất xe đạp: phải viết đơn trình báo và nhờ công an giúp đỡ.

   + Muốn xin học lớp nhạc, hoạ: phải viết đơn xin nhập học

   + Gây mất trật tự trong giờ học: không viết đơn mà phải viết bản tường trình hay bản kiểm điểm về khuyết điểm của mình.

   + Học lớp 6 nơi mới đến: phải viết đơn xin chuyển trường, đơn xin nhập học.

Bài học:

– Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định nguyện vọng, công việc không được giải quyết.

– Các trường hợp viết đơn:

a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạt.

b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ Viết đơn xin nhập học.

c. Cãi nhau → Viết bản tường trình hay kiểm điểm.

d. Muốn học ở nơi mới Đơn xin chuyển trường, đơn xin nhập học.

* Kết luận: Ghi nhớ

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn

1. Các loại đơn:

Xét ví dụ SGK:

+ Loại theo mẫu: chỉ cần điền những từ hoặc câu phù hợp với bản thân vào chỗ … (chừa trống), cần đọc kĩ để viết cho đúng.

+ Loại không theo mẫu: người viết tự nghĩ ra nội dung và cách trình bày.

– Loại đơn nào cũng phải được trình bày trang trọng, ngắn gọn và theo một số mục nhất định

Bài học:

a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu …

b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.

2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn.

Xét các ví dụ SGK:

Một lá đơn thường gồm các phần sau:

   + Quốc hiệu: ở đầu trang, để tỏ ý trang trọng

   + Tên đơn: để người đọc biết được khái quát mục đích của đơn (xin, kiện, đề nghị …)

   + Tên người hoặc tổ chức nhận đơn: để biết nơi nhận và nơi giải quyết đơn.

   + Tên người viết đơn (có thể ghi địa chỉ, tuổi, nghề nghiệp …)

   + Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn: để tạo nên nội dung lá đơn.

   + Lời cam đoan và lời cảm ơn

   + Nơi viết đơn, ngày viết đơn

   + Chữ kí của người viết đơn (bên góc phải).

Lưu ý:

– Nếu đơn viết theo mẫu: chỉ cần điền vào chỗ trống

– Nếu là đơn không theo mẫu: dựa vào mẫu có sắn để viết cho đúng nguyên tắc đơn từ.

Bài học:

Các phần cần có của một lá đơn:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.
– Tên người viết đơn.
– Nơi (tên người) nhận đơn.
– Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.
– Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
– Chữ kí của người viết đơn.

Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.

III. Cách thức viết đơn

1. Đơn theo mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.

2. Đơn không theo mẫu: (SGK)

*  Lưu ý về cách trình bày:

– Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
– Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giữa trang
giấy.
– Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.

* Ghi nhớ : SGK/134

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.