Ý nghĩa hình tượng con tàu và địa danh Tây Bắc trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

y-nghia-hinh-tuong-con-tau-va-dia-danh-tay-bac-trong-bai-tieng-hat-con-tau-cua-che-lan-vien

Ý nghĩa hình tượng “con tàu” và địa danh “Tây Bắc” trong bài “Tiếng hát con tàu “của Chế Lan Viên

Ý nghĩa hình ảnh “con tàu”:

+ Chế Lan Viên viết bài thơ “Tiếng hát con tàu” vào thời điểm miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở vùng cao Tây Bắc. Bài thơ được in trong tâp “Ánh sáng và phù sa” (1960).

+ Hình ảnh “con tàu” gợi nghĩ đến những chuyến đi xa. Nhưng thực chất lúc đó chưa có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Do vậy hình ảnh “con tàu” trong bài thơ chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng: nó tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát vọng hoà nhập vào cuộc sổng rộng lớn của đất nước, nhân dân. Đó chính là con tàu tâm tưởng của khát vọng khám phá và sáng tạo.

Ý nghĩa địa danh “Tây Bắc”:

+ Tây Bắc là tên gọi một vùng cao phía tây đất nước, nơi hướng tới của bao người đi xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958-1960.

+ Con tàu tâm tưởng của hồn thơ Chế Lan Viên hướng đến Tây Bắc, nhưng có riêng gì Tây Bắc bởi vì ngoài nghĩa cụ thể về một miền đất, Tây Bắc còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi ghi khắc kỉ niệm của đời người trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi người đi tới. “Tây Bắc” chính là Tổ quốc, là hiện thực cuộc sống, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.