»» Nội dung bài viết:
Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn kì thi tuyển sinh 10.
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm).
– Ngữ liệu là 1 hoặc 2 văn bản khoảng 200 – 300 chữ (không lấy trong sách giáo khoa), là văn bản nhật dụng hoặc văn bản nghệ thuật, báo chí,… hoặc hình ảnh, tranh ảnh,…
– Câu hỏi đọc hiểu gồm 4 câu:
+ Nhận diện: nội dung, thể loại, phương thức biểu đạt, các liên kết, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ của văn bản.
+ Thông hiểu: nội dung, ý nghĩa, tác dụng, của vấn đề, quan điểm tác giả,…
+ Vận dụng: nhận xét/đánh giá về tư tưởng/quan điểm/thái độ, rút ra bài học, thông điệp,…
+ Thực hành: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu trình bày suy nghĩ, bài học hoặc những việc cần làm theo thông điệp của văn bản.
Phần II. Làm văn (7 điểm), gồm 2 câu.
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội
+ Nội dung bài nghị luận xã hội thường là các vấn đề xã hội gần gũi, nóng bỏng, bức xúc trong đời sống xã hội ở địa phương hoặc nội dung trong các văn bản nhật dụng đã học có đề cập đến.
+ Yêu càu bài viết khoảng 1 trang giấy thi. Tuy nhiên, học sinh có thể viết nhiều hơn (tối đa không quá 1,5 trang) để cung cấp nhiều kiến thức cho bài viết.
+ Bài viết cần chia thành nhiều đoạn văn, có bố cục rõ ràng, luận điểm chi tiết, lí lẽ sắc bén, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động.
Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học
III. Hướng dẫn ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản.
1. Các dạng câu hỏi trong phần Đọc – hiểu
a). Câu hỏi về kĩ năng nhận biết:
– Nhận diện thể loại/phương thức biểu đạt/phong cách ngôn ngữ của văn bản.
– Chỉ ra chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ/thông tin,… nổi bật trong văn bản
– Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản
b). Câu hỏi về kĩ năng thông hiểu:
– Khái quát chủ đề/nội dung chính/vấn đề chính mà văn bản đề cập
– Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản
– Hiểu được quan điểm/tư tưởng của tác giả
– Hiểu được ý nghĩa/tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng thể loại/phương thức biểu đạt/từ ngữ/ chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ,… trong văn bản
c). Câu hỏi/yêu cầu về kĩ năng vận dụng:
– Nhận xét/đánh giá về tư tưởng/quan điểm/thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản
– Nhận xét về một giá trị nội dung/nghệ thuật của văn bản
– Rút ra bài học về tư tưởng/nhận thức
– Rút ra thông điệp cho bản thân
2. Các kiến thức và kĩ năng cần có.
Để thực hiện tốt bài tập đọc – hiểu văn bản, học sinh phải nắm vững các kiến thức và kĩ năng sau đây :
– Kiến thức về từ, ngữ, câu và kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
– Kiến thức về các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn bản (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ ngữ, điệp cú pháp, phóng đại, tương phản, đối lập,…) và kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ
– Các phương thức biểu đạt của văn bản (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ).
– Các phép liên kết văn bản.
– Các thể thơ và các thể loại văn xuôi
– Kĩ năng nắm hiểu nội dung chính, ý nghĩa đoạn văn, đoạn thơ, văn bản
– Kĩ năng tạo lập đoạn văn từ một chủ đề
IV. Hướng dẫn ôn luyện phần Làm văn.
- Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội.
– Kiến thức: Hiểu biết về những vấn đề trong xã hội và đời sống. Lưu ý: Vấn đề nghị luận trong câu này chính là vấn đề được rút ra từ văn bản ngữ liệu của phần Đọc hiểu hoặc một vấn đề được đề nghị.
– Kĩ năng: Viết bài văn:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận một hiện tượng tỏng đời sống
- Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học
– Kiến thức : Hiểu biết về những tác phẩm văn học, tác giả văn học đã học. Trọng tâm là chương trình Ngữ Văn 9
– Kĩ năng : Viết bài văn:
+ Nghị luận một bài thơ, đoạn thơ.
+ Nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.