ĐIỆP NGỮ
I. BÀI HỌC:
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
Đoạn đầu, cuối bài thơ: “Tiếng gà trưa”.
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có những từ ngữ nào được lặp lại?
– Các từ được lặp lại:
– Khổ đầu lặp lại từ “Nghe”.
– Khổ cuối lặp lại từ “Vì”.
Việc lặp lại từ “Nghe, vì” trong hai khổ thơ trên tác dụng gì?
– Nghe: được lặp lại để nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa. Nghe là biểu thị của thính giác, nhưng ở dây nó được hiểu như là nghe bằng tất cả cảm giác của anh chiến sĩ. Từ việc nghe đó mà bao nhiêu kỉ niệm, ước mơ tuổi thơ hiện về.
– Vì: được lặp lại để nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu, làm nổi bật ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ.
Vậy em hiểu thế nào là điệp ngữ?
– Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Tìm các từ ngữ được lặp lại trong các câu sau? Tác dụng?
Một đèo … một đèo … lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
(Hồ Xuân Hương.)
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng liêng anh gọi Bác ba lần.
(Tố Hữu.)
Lặp cụm từ “Một đèo”. Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
Lặp lại câu: Hồ Chí Minh muôn năm! Nhấn mạnh tình cảm dành cho Bác, cho đất nước hết sức thiêng liêng, cao cả.
Nhận xét về số lượng từ ngữ được lặp lại ở các trường hợp trên? à Các từ ngữ được lặp lại có thể là một từ, cụm từ hoặc là một câu.
* Tổng kết: Cách lặp lại các từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Ghi nhớ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. |
2. Các dạng điệp ngữ:
Tìm hiểu ví dụ:
Nhận xét về vị trí lặp lại của các từ ngữ “Nghe, vì” trong hai khổ đầu và cuối của bài Tiếng gà trưa?
– Lặp lại cách quãng nhau.
Theo em như thế nào gọi là điệp ngữ cách quãng?
– Điệp ngữ cách nhau bởi một số từ, số câu.
Điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây (câu a,b phần II Sgk) được lặp lại như thế nào?
– Được lặp lại ở vị trí nối tiếp nhau, liên tục (lặp nối tiếp).
– Được lặp lại ở cuối câu một và đầu câu hai (lặp chuyển tiếp).
Thế nào là điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp?
– Điệp ngữ nối tiếp: Từ này tiếp với từ kia trong một câu.
– ĐN ch/tiếp: Từ ngữ ở cuối câu trên được điệp lại ở đầu câu dưới.
Như vậy có mấy dạng điệp ngữ?
* Ghi nhớ: Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). |
Ví dụ:
Điệp cách quãng:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng canh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Truyện Kiều)
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
(Cao dao)
Điệp tiếp nối:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
* Điệp chuyển tiếp:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
II. LUYỆN TẬP.
Bài tập 1: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích và cho biết tác dụng?
Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc; dân tộc đó phải được.
⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh quyền được sống, được hưởng độc lập, tự do, của dân tộc ta, không gì có thể ngăn cản được.
Điệp ngữ: Trông.
⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho trời êm, biển lặng để mùa màng được tốt tươi của người dân.
* Hs: Trình bày miệng, nhận xét,
* Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Bài tập 2: Xác định điệp ngữ trong đoạn văn. Cho biết dạng điệp ngữ?
– Điệp ngữ: Xa nhau (cách quãng).
– Điệp ngữ: Một giấc mơ (chuyển tiếp).
* Hs: Trình bày miệng, nhận xét, kết luận.
Bài tập 3: Việc lặp lại nhiều lần một số các từ ngữ trong … tốt hơn?
– Việc lặp lại từ ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm.
⇒ Sửa lại: Phía sau nhà em, có một mảnh vườn. Trong mảnh vườn đó, em trồng rất nhiều hoa: nào là cúc, thược dược, đồng tiền, hoa hồng và cả lay ơn nữa. Ngày Quốc tế Phụ nữ, em hát hoa sau vườn
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ?
Đoạn văn 1:
Mùa xuân là mùa của ngàn hoa đua sắc, mùa của lễ hội, mùa để mọi người xum vầy, mùa để trẻ con khoe áo mới. Xuân về gieo hạnh phúc khắp nhân gian. Nhà nhà đều mong ước một xuân mới an vui, đầm ấm.