Soạn bài: Chơi chữ – SGK Ngữ văn 7

CHƠI CHỮ

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là chơi chữ?

Tìm hiểu ví dụ.

Em có nhận xét gì về nghĩa các từ “lợi” trong bài ca dao trên?

– Từ “lợi” trong (câu thứ nhất) “lấy chồng lợi chăng” có nghĩa là lợi ích, lợi lộc, thuận lợi.

– Trong câu trả lời của thầy bói (câu thứ hai), mới nghe vế đầu “lợi thì có lợi” ta có thể nghĩ rằng từ “lợi” ở đây được dùng đúng theo ý của bà già. Nhưng đến vế sau “nhưng răng không còn” thì ta hiểu được ngụ ý của thầy bói: lợi thì có lợi nhưng bà đã già quá rồi, tính chuyện chồng con gì nữa. Vậy “lợi” sau nói về phần thịt bao giữ chân răng.

Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

– Từ đồng âm.

Thế nào là từ đồng âm?

Việc sử dụng từ “lợi” như trên (trong bài ca dao) có tác dụng gì?

– Gây cảm giác bất ngờ thú vị, tạo sự hài hước cho lời nói, câu văn.

Sử dụng từ “lợi” như trên gọi là chơi chữ. Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ? 

* Ghi nhớ:

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

2. Các lối chơi chữ:

Tìm hiểu ví dụ..

Tìm ra các lối chơi chữ thường gặp.

(1) – Từ “ranh tướng” với “danh tướng”: đồng âm lời nói, ý giễu cợt

– Từ “nồng nặc” với “tiếng tăm” tạo nên sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm, đả kích Na va.

(2) – Chơi chữ bằng cách điệp lại phụ âm đầu “m” tạo nên sự lí thú, gây cảm giác mênh mông.

(3) – Chơi chữ bằng cách nói lái: cá đối – cối đá, mèo cái – … kèo

(4) – Chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa:

+ Sầu riêng 1: chỉ một loại quả ở Nam Bộ (danh từ).

+ Sầu riêng 2: chỉ một trạng thái tâm lí cá nhân (tính từ).

– Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa: vui chung với sầu riêng 2.

Vậy các lối chơi chữ thường gặp là gì? Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu?

* Ghi nhớ:

– Các lối chơi chữ thường gặp là

+ Dùng từ ngữ đồng âm;
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm);
+ Dùng cách điệp âm;
+ Dùng lối nói lái;
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,…

* Bài tập: Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu:

* Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông …

Dùng từ đồng âm. c. Dùng các từ cùng trường nghĩa.

Dùng cặp từ trái nghĩa. d. Dùng lối nói lái.

=> Trả lời: (c), dùng các từ cùng trường nghĩa về các mùa trong năm: xuân hạ, thu đông.

II. LUYỆN TẬP.

* Bài tập 1/165: Trong bài thơ, tác giả đã những từ ngữ nào để chơi chữ?

– Tác giả vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần nhau. Các từ chỉ loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, lằn, ráo, trâu lỗ, hổ mang.

* Bài tập 2/165: Mỗi câu trên có những tiếng nào nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói như vậy có phải … không?

– Các từ gần nghĩa với thịt: mỡ, dò, nem, chả.

– Các từ gần nghĩa với nứa: tre, trúc, hóp..

 * Bài tập 3/166: Sưu tầm một số cách chơi chữ … sách báo?

– Đi tu ….. thì không

– Chữ tài liền với … một vần.

* Bài tập 4/166:

– Giải nghĩa thành ngữ: khổ tận cam lai (hết khổ sở đến lúc sung sướng) (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến).

– Lối chơi chữ ở bài này là lợi dụng hiện tượng đồng âm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang