tinh-hien-thuc-va-tinh-chan-thuc-cua-van-nghe

Tính hiện thực và tính chân thực của văn nghệ

Tính hiện thực và tính chân thực của văn nghệ

1. Tính hiện thực của văn nghệ.

Phản ánh hiện thực là thuộc tính, còn biểu hiện trước hiện thực là phẩm chất của văn nghệ. Tương ứng với đặc tính đó của văn nghệ là tính hiện thực và tính chân thực của nó. tính hiện thực là khái niệm xác định cơ sở khách quan của nhận thức nghệ thuật, tính chân thực lại xác định cơ sở chủ quan của nhận thức nghệ thuật. Một bên (tính hiện thực) chỉ thuộc tính tất yếu, một bên (tính chân thực) chỉ phẩm chất, giá trị. Tác phẩm nào cũng có tính hiện thực vì bất kỳ tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực. Nhưng, không phải tác phẩm nào cũng có tính chân thực. Văn nghệ có chân thực hay không, không phải tùy thuộc vào đối tượng mà tùy thuộc vào chủ thể.

2. Tính chân thực của văn nghệ.

Vậy tính chân thực là gì? Tính chân thực của văn nghệ không hề đồng nghĩa với việc phản ánh lập lại hiện thực, giống với tự nhiên, với “tính sự thực”. Bởi vì, không phải mọi sự thực trong đời sống đều chân thực. Có những sự thực ngẫu nhiên, có những sự thực tất nhiên. Chỉ có sự thực trong sự vận động tất nhiên mới là cái chân thực của đời sống. Cho nên, tính chân thực của văn nghệ, trước hết, hàm nghĩa là sự phản ánh đúng đắn bản chất và quy luật đời sống.

Nhưng đó mới là một phương diện của tính chân thực. Tính chân thực lịch sử (Tính chân thực lịch sử là khái niệm chỉ sự phù hợp giữa sự phản ánh của văn chương với hiện thực đời sống). Tính chân thực của văn nghệ còn bao hàm một phương diện khác – Tính chân thực nghệ thuật. Tính chân thực nghệ thuật là thước đo giá trị chân thực của cảm xúc, sự đánh giá,  bày tỏ thái độ của nghệ sĩ trước hiện thực, sự thể hiện bản lỉnh, nhân cách, cá tính độc đáo, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ (Tính chân thực nghệ thuật là khái niệm chỉ sự phù hợp giữa sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn với yêu cầu tiếp thu của người thưởng thức).

Như vậy, từ 2 phương diện trên,ta có thể xác định một cách đầy đủ khái niệm Tính chân thực của văn nghệ như sau: sự thống nhất giữa tính tất yếu và tự do sáng tạo của nghệ sĩ.

Tóm lại, cần phân biết tính hiện thực và tính chân thực trong văn nghệ để tránh thái độ dung tục hóa văn nghệ, coi thường cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, lãng quên nhiệm vụ, đặc trưng của văn nghệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang