moi-quan-he-giua-van-chuong-va-dien-anh

Mối quan hệ giữa văn chương và điện ảnh

Mối quan hệ giữa văn chương và điện ảnh

Ðiện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp. Ở nó có sự kết hợp của nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn, tạo hình, biểu hiện. Nghệ thuật điện ảnh có khả năng bao quát rộng rãi về thế giới có khả năng tác động mạnh mẽ đến người nhận, tính chất quần chúng rộng rãi, tính hiện thực dường như tiếp cận với sự thực.

Cơ sở tồn tại của điện ảnh là văn chương. Mọi bộ phim đều được dựng nên dựa trên một kịch bản điện ảnh nhất định – mà thực chất đó là những truyện phim hay các tác phẩm văn chương. So với điện ảnh, văn chương có khả năng bao quát hiện thực cả bề rộng, lẫn bề sâu; khả năng này của văn chương là vô địch.

Mọi tác phẩm văn chương khi được chuyển thể sang ngôn ngữ điện ảnh đều không còn giữ được cả bề rộng lẫn bề sâu về sức khái quát cuộc sống. Nguyên do là ở chỗ đặc trưng của điện ảnh. Trước hết là do thời gian điện ảnh, thường một bộ phim xem không quá 3 tiếng đồng hồ. Còn thời gian văn chương thì vô cùng. Nhưng lí do quan trọng là điện ảnh yêu cầu một sự thống nhất cao của hành động làm nổi bật các tuyến nhân vật và diễn biến cốt truyện. Ðiện ảnh phải thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật thông qua hành động xung đột, thông qua hành vi cụ thể, thông qua các tính cách nhân vật và quan hệ giữa chúng. Ðiện ảnh không thể tác động tới người tiếp nhận bằng các phương tiện biểu hiện trực tiếp các tư tưởng và tình cảm thông qua lời kễ trực tiếp của tác giả như văn chương.

Sự tác động trở lại văn chương của điện ảnh trước hết là đặt ra cho văn chương nhiệm vụ viết các kịch bản phim. Mặt nữa, phim là nơi gợi ý cho văn chương và nhiều khi là nguyên nhân thành công cho văn chương. Tùy bút rất hay ấy chính là lời bình cho của bộ phim Cây tre Việt Nam, và chắc chắn là gợi ý cho bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang