Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 là đã thể hiện một sự chuyển tiếp rõ nét về chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trên nhiều bình diện, trên nhiều thể loại, dưới nhiều góc độ. Phải thừa nhận rằng chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn đầu thế kỉ XX chưa thể hiện sự nhất quán, nhưng vai trò chuyển tiếp trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa yêu nước là không thể phủ nhận. Thời gian đã đi qua chúng ta có điều kiện để đi vào tìm hiểu, khám phá nét đẹp của chủ nghĩa yêu nước giai đoạn đầu thế kỉ XX, để thấy rằng chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam là một dòng chảy bất tận, xuyên suốt và có giá trị vĩnh hằng trong tâm thức con người Việt.

Ở giai đoạn 1900 -1930, văn học chưa làm nên những kiệt tác nhưng không vì thế chúng ta xem nó không có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển. Phải nhìn nhận đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền văn học nước nhà. Có nó, dòng chảy liên tục từ thế kỉ thứ X đến nay không tắt mạch, chia dòng. Văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX có sự hiện diện của cả hai nền văn học truyền thống và hiện đại, có sự pha tạp cả hai yếu tố cũ và mới, tạo nên những giá trị trung gian. Văn học giai đoạn này đang ở thời kì thử thách, nó không phong phú ở đỉnh cao mà phong phú ở khả năng phát triển nhanh ở tính đa dạng. Đó chính là “cái lượng” cần có cho tiến trình hiện đại hóa văn học ở bước đầu, để dần dần về sau “lượng” sẽ biến thành “chất” tạo nên những thành tựu rực rỡ cho văn học vào giai đoạn 1930 – 1945.

a. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930.

Về mặt chính trị: Đầu thế kỉ XX Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Đây là thời điểm Pháp cảm thấy có thể yên tâm và phấn khởi trước cảnh thái bình mà chứng hằng mong đợi. Nhưng với đất nước và con người Việt Nam, đây là những ngày tháng đau thương, bi đát nhất của lịch sử.

Kể từ sau cái chết của Phan Đình Phùng (1896), xem như phong trào chống Pháp theo ngọn cờ Cần Vương đã thất bại hoàn toàn. Thôn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều xơ xác do kẻ thù tàn phá, nhân dân phải xiêu tán lưu lạc khắp nơi. Những người tham gia khởi nghĩa trước kia bị giết, bị tù đày hoặc phải trốn tránh không dám trở về. Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị sụp đổ. Hàng ngũ giai cấp thống trị tan rã. Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từ triều đinh đến tỉnh, huyện, làng, xã đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Pháp.

Tầng lớp trí thức thời phong kiến lức bấy giờ cũng lâm vào tình trạng sống dở, chết dở. Những người đã từng tham gia vào phong trào chống Pháp, kẻ thì bị giết chết, người bị tù đày hoặc phải trốn tránh, có khi phải chạy ra nước ngoài. Có người không chịu được thừ thách cuối cùng phải ra đầu thú, sống nơm nớp trong cảnh tù treo của thực dân. Có người không tham gia chống Pháp nhưng còn chút liêm sỉ thì lui về sống ẩn dật, bất đắc chí. Họ thường phải cam chịu, bất lực và đành phải an phận. Cá biệt có một số người ham cuộc sống giàu sang phú quý nên đã cởi bỏ lớp nho phong, sĩ khí để ra phục vụ cho ông chủ mới…

Phong trào yêu nước lại được diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 đến 1908, dưới sự lãnh đạo của các nhà chí sĩ yêu nước đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Mặc dù chia làm hai phái, kịch liệt và ôn hoà, nhưng những tổ chức yêu nước nầy đều nhằm mục đích chung là cứu nước, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Hoạt động của các tổ chức Duy Tân ở Bắc, Trung và Minh Tân ở Nam, cùng với nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đã đưa phong trào cách mạng ở những năm này lên đến đỉnh cao.

Thực dân Pháp lo sợ và tìm cách đối phó. Một cuộc đàn áp dã man những người yêu nước đã diễn ra, Nhiều chiến sĩ cách mạng bị giết, bị tù đày hoặc phải bỏ trốn ra nước ngoài. Lực lượng cách mạng bị tan rã. Thực dân Pháp không chỉ khủng bố điên cuồng, bằng biện pháp chính trị, quân sự mà còn chủ trương áp dụng những chính sách văn hoá thực dân để tạo ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc.

Thế nhưng, những người yêu nước vẫn không chịu khuất phục. Họ vẫn tiếp tục hoạt động và tìm cơ hội để gây dựng lại phong trào. Việt Nam Quang Phục Hội ra đời năm 1912 và tìm cách bắt rễ về trong nước. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, đặc biệt từ khoảng năm 1922, cách mạng Việt Nam lại chuyển biến mạnh mẽ. Xu hướng cách mạng tư sản cữ trước khi chấm dứt với cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo thất bại, cũng đã có những cố gắng, vừa công khai, vừa bí mật hoạt động. Cách mạng Việt Nám đã đến lúc cần phải có bước chuyển mình tích cực và hợp với thời đại hơn. Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức được thành lập, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Về mặt kinh tế: Đầu thế kỉ XX, kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân (bán hàng hoá, khai thác nguyên liệu, cho vay nặng lãi, công nghiệp chỉ phát triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc, đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật mà chúng thiếu, tăng cường bóc lột, sưu thuế). Từ đó làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt, phục vụ cho các công trình khai thác của chúng. Kết quả của chính sách nói trên đã kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp.

Giao thông buôn bán mở mang, kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo ra một thị trường thống nhất từ Nam đến Bắc. Khách quan đã tạo cơ sở để củng cố sự thống nhất của dân tộc đã hình thành từ lâu nhưng chưa thật vững. Sự phát triển của giao thông và buôn bán làm mọc lên nhiều thành thị, các hải cảng được xây dựng, nhiều người từ nông thôn kéo ra thành thị. Nhưng thành thị chủ yếu là trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, không có tác dụng tích cực đẩy mạnh kinh tế nước ta theo hướng tư sản hoá.

Về mặt xã hội: Xã hội nước ta trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến phương Đông. Chính quyền thuộc về một dòng họ, đứng đầu có vua, trong xã hội có tứ dân. Nông dân giữ vai trò quan trọng về kinh tế nhưng bị khinh rẻ, bị áp bức bóc lột. Kẻ sĩ được xem như một đẳng cấp đặc biệt, tự nhận và được xã hội thừa nhận như người cầm chính đạo truyền bá giáo hoá triều đình cho nông dân nhất là giai đoạn đầu thế kỉ XX.

Khi có mặt Thực dân Pháp trên đất nước ta thì mọi trật tự xã hội cũ đã thay đổi. Kinh tế hàng hoá kích thích sự phát triển cửa công thương nghiệp làm cho thành thị phát triển, làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân phát triển. Tầng lớp thị dân trong các thành phố nhượng địa được xem là lớp người ngoài tứ dân, họ có ít nhiều tự do trong đời sống thành thị tư sản. Đối với họ thì họ hàng, làng xã, đẳng cấp không còn nhiều ý nghĩa nữa. Giai cấp tư sản từ các tầng lớp thị dân phát triển dần lên.

Trong tình hình xã hội đầy phức tạp và có nhiều đổi mới như thế thì giai cấp phong kiến, vốn đã hình thành lâu đời trong xã hội Việt Nam cũng lung lay đến tận gốc. Để bảo vệ quyền lợi ích kỉ cho giai cấp mình, giai cấp phong kiến đã quỳ gối đầu hàng giặc, làm tay sai cho giặc. Hơn thế nữa, họ còn cấu kết với giặc để quay trở lại đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên, trong số họ cũng còn cỏ những người yêu nước, tự tách mình ra khỏi hàng ngũ đó để đi làm cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản.

Về văn học: Việc phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ cũng góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nền văn xuôi Việt Nam. Nền văn học trung đại Việt Nam chưa chú ý phát triển văn xuôi. Ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã có xuất hiện những sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí và Huỳnh Tịnh Của. Nhưng đây chỉ là những bước đi chập chững ban đầu, những thí nghiệm lẻ loi chưa có tính chất phổ biến.

Sang đầu thế kỉ XX, văn xuôi Việt Nam mới thể hiện những tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh đó, do có sự tiếp xúc với văn học phương Tây mà nền văn học Việt Nam giai đoạn này đã xuất hiện thể loại mới: Thể loại tiểu thuyết hiện đại, vốn là đặc thù của văn hoá phương Tây. Khởi đầu là quyển tiểu thuyết in bằng chữ Quốc ngữ, xuất hiện ở Nam kì năm 1887 với nhan đề “Truyện thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản. Nhưng đến giai đoạn 1900 – 1930 thì thể loại tiểu thuyết hiện đại mới phát triển trong phạm vi cả nước. Những tên tuổi tiêu biểu là Hồ Biểu Chánh, Trần Thiên Trung, Trương Duy Toản, Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khiêm, Nguyễn Trọng Thuật…

Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng đến cả lĩnh vực sáng tác lâu đời trong văn học Việt Nam, đó là thơ. Thơ Tản Đà, thơ Trần Tuấn Khải trong giai đoạn này đã mang những giai điệu mới, nét mới có sự giao thoa Âu – Á, dù rằng chưa thật sự rõ nét. Ở giai đoạn này đã có diễn ra một cuộc tranh luận về văn học rất sôi nổi, tiêu biểu là cuộc tranh luận về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh với Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng.

Nội dung tư tưởng của văn học giai đoạn này (trừ văn học nô dịch) nổi bật ba xu hướng: Xu hướng yêu nước, xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực. Xu hướng văn học yêu nước có sự thăng trầm theo diễn biến của các phong trào Cách mạng. Khi phong trào cách mạng dân chủ tư sản lên cao, văn thơ yêu nước thuộc các tổ chức này là những lời tố cáo tội ác kẻ thù rất đanh thép. Nó là bức tranh phản ánh thời sự của xã hội đương thời; là những lời động viên kêu gọi toàn dân chống giặc cứu nước. Đến lúc phong trào cách mạng theo xu hướng tư sản bắt đầu thất bại thì tiếng nói yêu nước lại bộc lộ bằng những hình thức khác nhau: Lối nói bóng gió, lối gởi gắm kín đáo, lối dùng hình ảnh tượng trưng hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm tình rất phổ biến.

Xu hướng hiện thực: Được manh nha trong giai đoạn này qua một số tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Đình Long,… Các tác giả đã phanh phui những xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến, phới bày cảnh khổ của nhân dân.

Xu hướng lãng mạn: Được khơi nguồn từ các tác phẩm của Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách… Đấy là những sáng tác đã gợi lên tiếng lòng sâu kín, những nỗi buồn đau và những mơ ước hão huyền của lớp người đang bi quan, chán nản trước cuộc sống. Sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến cũ và chủ nghĩa cá nhân bát đầu xuất hiện.

Văn chương hiện thực và lãng mạn giai đoạn này như khúc nhạc dạo đầu chuẩn bị cho buổi hoà tấu sẽ được diễn ra vào giai đoạn 1930 – 1945. Vào thập niên thứ ba của thế kỉ đã xuất hiện các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc được gởi từ nước ngoài về nhử: Con rồng tre, Nhật kí chìm tàu, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mạng… Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh cho dòng văn học của giai cấp vô sản Việt Nam.

b. Chủ nghĩa yêu nước được xem là nét đẹp chủ đạo của văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930.

Lực lượng sáng tác: Lực lượng sảng tác chủ yếu của dòng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1900 – 1930 là các nhà thơ. Nhưng đây là những nhà Nho có tư tưởng tiến bộ. Họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Họ cũng từng lả những người mang nặng tư tưởng của Khổng Tử, nhưng lập trường tư tưởng của họ giờ đã khác với lớp nhà nho trước kia. Họ đã được tiếp nhận các luồng tư tưởng tiến bộ từ Phương Tây truyền vào, thông qua sách, báo, mà tiêu biểu là tân thư và tân văn. Họ quan niệm văn chương cũng là một loại vũ khí đánh giặc cứu nước, cho nên họ đã sáng tác văn chượng để phục vụ cho hoạt động chính trị. Đó là những người như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền,…

Quần chúng lao động cũng là những người sáng tác tích cực của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng ở giai đoạn này. Ngoài ra còn có một lực lượng khộng nhỏ những tác giả mà chúng ta chưa được biết tên tuổi. Tác phẩm của họ có nội dung thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh chống giặc đến cùng, Vì muốn tránh sự theo dõi của mật thám, họ thường dấu tên họ và bí mật phổ biến tác phẩm của mình.

c. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền vời những thăng trầm của văn học giai đoạn 1900-1930.

Từ năm 1905 đến 1908, thơ văn yêu nước và cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển cãó. Có văn thơ của phong trào Đông Du, có văn thơ của Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ chống thuế ở Trung Kì. Người sáng tác bao gồm cả sĩ phu, nhà Nho và quần chúng lao động. Văn thơ Đông Du chủ yếu từ nước ngoài gửi về nên có điều kiện nói mạnh, nói trực tiếp những vấn đề muốn nói, nhìn chung thể hiện tinh thần chống Pháp. Hai cây bút trụ cột của văn thơ Đông Du là Phan Bội Châu và Nguyễn Thượng Hiền.

Văn thơ của phong trào Duy Tân, tiêu biểu là Đông kinh nghĩa thục thiên vào nội dung cải cách xã hội, thể hiện tinh thần yêu nước, nêu lên các quan niệm mới mẻ về đất nước, xã hội, nhân sinh… Đóng góp nhiều cho văn thơ của phong trào Duy Tân phải kể đến Phan Chu Trinh, Nguyễn Phan Lãng, Lê Đại, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… Bên cạnh đó còn có một số tác gỉả không cho biết tên, như tác giả của các bài “Văn minh tân đọc sách” “Cáo hủ lậu văn”…

Văn thơ của phong trào chống thuế ở Trung Kì phần lớn không rõ tên tác giả và dần dần nó đã hòạ nhập vào kho tàng văn học dân gian, số văn thơ này như: Ca dao chống áp bức bóc lột, Bài vè sưu thuế lạm thu, Vè thuế nặng, Bài hát xin xâu… Đặc điểm nổi bật của bộ phận thơ văn chống thuế ở Trung Kì là phản ánh một cách sâu sắc nỗi khổ của nhân dân.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian này số người tham gia sáng tác thơ văn yêu nước rất đông, lượng tác phẩm ra đời cũng rất nhiều. Hơn nữa, vấn đề lưu truyền phổ biến cũng khá rầm rộ. Người ta làm đủ mọi cách để các tác phẩm đến được với độc giả. Người ta dịch ra quốc âm, chép tay rồi chuyền cho nhau hoặc còn đưa vào chương trình giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục… Với nội dung yêu nước tiến bộ, hừng hực tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm đánh giặc, thơ văn yêu nước ra đời trong giai đoạn này đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, có lợi cho phong trào cách mạng, hiện thời và cả thời gian sau này.

Từ năm 1908 đến năm 1912, văn thơ yêu nước và cách mạng rơi vào tình trạng bế tắc. Cuối năm 1908, phong trào cách mạng bị khủng bố, thơ văn yêu nước giai đoạn này tạm thời trong tình thế khó khăn, số lượng tác phẩm văn chương ra đời rất ít, kéo theo đó là chất lượng cũng giảm sút. Các nhà nho tham gia phong trào Đông Du, trong cơn thất vọng nhất thời, không còn cảm hứng để sáng tác. Phan Bội Châu phải chạy trốn sang Thái Lan, nghiên mực tàu của ông dường như khô cạn. Các sĩ phu thuộc nhóm Đông kinh nghĩa thục thì phần lớn bị bắt, bị đày ra Côn Đảo. Lúc đầu thơ văn yêu nước theo các chí sĩ vào nhà tù cũng được phát triển khá cao, nhưng dần dần về sau cũng giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng.

Năm 1912, Việt Nam quang phục hội ra đời, khí thế cách mạng có chiều hướng bùng lên sau những ngày tạm lắng. Một số thơ văn hiệu triệu cách mạng lại xuất hiện. Văn học yêu nước và cách mạng ra đời trong thời điểm này, tiếp tục thể hiện những nội dung cũ, nhưng đã bát đầu mang âm điệu khác trước, tính chất cổ động, khích lệ đấu tranh có phần giảm sụt, để rồi sau đó bộ phận văn học này trở về với tình trạng lơ thơ, khí thế sôi nổi, hừng hực tinh thần cách mạng mất dần.

Nhìn chung thơ văn cách mạng từ sau khủng bố của giặc Pháp, năm 1909 vẫn tồn tại, nhưng chất lượng và số lượng không bằng những năm trước đây. Trong khi đó văn thơ châm biếm thời thế, đả kích bọn quan lại, tay sai, thổ nỗi lòng thương nước, thương dân, khóc những nhà cách mạng hi sinh trong các cuộc khủng bố của kẻ thù… Những cây bút không tham gia cách mạng nhưng ít nhiều có tinh thần dân tộc vẫn tiếp tục ra đời. Như vậy có thể khẳng định ở chặng này cũng như các chặng khác, dòng văn học dân gian tố cáo sự bóc lột của kẻ thù, phơi bày tội ác của quần chúng vẫn không vơi cạn. Đó cũng là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn này .

Sau đại Chiến thế giới lần thứ nhất, phong trào ái quốc dân chủ lại sôi nổi trong cả nước nhưng chỉ giới hạn ở các đô thị. Văn thơ yêu nước lại phát triển cùng với phong trào cách mạng mang tính chất đòi tự do dân chủ theo xu hướng tư sản. Văn thơ cách mạng bấy giờ trở lại thời kì sôi nổi, rầm rộ, có thơ văn trong nước và cả thơ văn từ nước ngoài đưa về, có thơ văn phổ biến bí mật và cả thơ văn phổ biến công khai. Văn thơ công khai phần lớn xuất hiện trong phong trào ái quốc dân chủ 1925 – 1926, xoay quanh các sự kiện chính, đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, học sinh bãi khóa, cùng với việc Khải Định đi Pháp và việc hắn làm lễ tứ tuần đại khánh. Ngoài ra, trên văn đàn công khai, Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng còn đả kích quyết liệt bọn bồi bút của Pháp.

Những năm cuối của thập niên thứ ba, văn học yêu nước và cách mạng theo xu hướng cách mạng tư sản dần dần xuống dốc. Trước khi mất hẳn, nó cũng góp phần sưởi ấm cho những tâm hồn buốt của thời đại, tư tưởng cách mạng vô sản. Cũng trong thời gian này, mầm mong của văn học cách mạng theo xu hướng vô sản đã được nảy nở. Đặc điểm của văn học này là còn ít tính chất văn nghệ, nhiều tính chất chính trị nhưng nội dung đã tiến bộ hơn hẳn dòng văn học tư sản cùng giai đoạn, đó được xem là sự chuyển tiếp tích cực của chủ nghĩa yêu nước.

d. Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn 1900 – 1930 được thể hiện trên nhiều bình diện của văn học.

– Thể hiện ở tư tưởng yêu nước tiến bộ:

Văn học yêu nước và cách mạng đã nêu lên quan niệm mới về đất nước, về con người và về tình yêu tổ quốc. Các nhà Nho yêu nước và cả nhân dân ta sống trong điều kiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua.
Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước. Vấn đề là cần có vua sáng để có tôi hiền.

Sang đến đầu thế kỉ XX, chế độ thực dân nửa phong kiến đã ra đời và thay thế chế độ phong kiến, trạng thái ý thức của xã hội cũng chuyển biến theo. Sự có mặt của ý thức hệ tư sản là một nhân tố mới có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đã khác trước. Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một. Có thể có nước mà không có vua. Yêu nước không nhất thiết phải yêu vua. “Trung quân ái quốc” hai cái tách rời nhau. Chủ nghĩa tôn quân đang dần dần bị loại trừ, như thế nói đến nưởc sẽ là nói đến non sông, nòi giống, nói đến dân tộc, đồng bào. Trước kia, nghĩa quân thần, đạo thần tử có thể là động lực kích thích tinh thần đấu tranh: “Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi /Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi ”

Văn thơ yêu nước đi tìm sức mạnh từ nhiều nguồn. Từ những truyền thuyết thần thoại đề cao nòi giống, từ lòng tha thiết với vẻ đẹp của non sông gấm vóc, từ thái độ trân trọng cái địa vị của đất nước, cơ nghiệp của cha ông đã nhiều thế hệ nối tiếp nhau xây dựng, đặc biệt là niềm tự hào về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm:

“Nọ thuở trước đánh tàu mấy lớp
Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang
Sông Đằng lớp sóng Trần vương
Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê
Quang Trung đế từ khi độc lập
Khí anh hừng đầy lấp giang san”

Tự hào về đất nước các tác giả không còn ca ngợi các bậc thánh đế anh hùng xuất chúng, mà họ đã đi đến khẳng định vai trò của nhân dân, eủa “ức triệu anh hùng vô danh”. Nhìn chung, văn thơ yêu nước đã khẳng định một vấn đề rất mới mẻ: Đất nước là của dân, yêu nước là phải yêu dân.
“Nước Việt Nam là của gia tài, Cả quyền lợi với đất đai Của dân nào phải riêng ai một nhà. ” (Lời tuyên cào của Việt Nam quang phục hội, Hoàng Trọng Mậu). Hoặc: “Nước có mạnh thì dần mới mạnh Dân có khôn thì nước mới khôn ” (Kinh đạo nam, khuyết danh)

Trong thơ văn yêu nước ở đầu thế kỉ XX, vẩn đề yêu nước còn được gắn liền với vấn đề cách mạng. Chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước đó là chuyện chung của nhiều thời đại có ngoại xâm. Nhưng chống giặc để rồi không trở lại chế độ phong kiến mà tiến lên xây dựng chế độ dân chủ tư sản là một đổi mới trong lịch sử của dân tộc. Đó cũng là nội dung chủ yếu của văn thơ cách mạng giai đoạn 1900 – 1930. Điều này đã được khẳng định trong “Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội”: Muốn cho ích nước lợi nhà, nhưng chuẩn bị cho nó thì đã từ văn thơ của phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục và phần nào cả văn thơ Đông Du… Ở đây song song với nội dung kêu gọi chống Pháp, còn có nội dung cải cách xã hội nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh. Hai nhiệm vụ đó quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.

Trong thơ văn yêu nước, đầu thế kỉ XX, yêu nước và vấn đề dân chủ gắn liền nhau. Xuất phát từ quan niệm mới về đất nước, yêu nước các tác giả đã đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xã hội, đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệp cứu nước. Mục đích cứu nước lúc bấy giờ là vì dân chứ không phải vì vua. Phan Bội Châu đề cao địa vị của người dân trong công cuộc xây dựng nước nhà:

“Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà.
Người dân ta của dân ta,
Dân là dân nước, nước là nước dân ”

Và khẳng định:

“Sông xứ Bắc, bể phương Đông
Nếu không dân cũng là không có gì ”

Người dân đứng lên chống giặc ngoạị xâm, bảo vệ đất nước là thực hiện bổn phận đồng thời thể hiện tinh thần làm chủ của mình. Thơ văn yêu nước thường nhắc đến các khái niệm “đồng bào, đồng quốc” xác lập nên một chữ “nghĩa”, nghĩa đồng bào khác hẳn với chữ ’’nghĩa” trong văn học trung đại.

Nhìn chung, thơ văn yêu nước giai đoạn đầu thế kỉ XX nổi bật nội dung khai sáng dân tộc đúng như nhận định của ông Trần Thanh Đạm: “Cỏ người gọi rất đúng rằng văn học đầu thế kỉ XX cỏ tính chất của một phong trào ảnh sáng như ở Ẩu châu vào thế kỉ XVIII”. (Chuyên đề ”Sự chuyển biến của văn học Việt Nam sang thời kì hiện đại”).

Có thể khẳng định rằng thời sự là một đặc điểm của văn chương yêu nước và cách mạng giai đoạn này. Khi làn sóng cách mạng trong nước lên cao, thơ văn yêu nước được sống trong không khí chính trị sôi nổi, quyết liệt cho nên không ngừng phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Các sáng tác đó đã dõi theo hoạt động của các tổ chức yêu nước, cùng với Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du, đến với mọi người qua những buổi diễn thuyết, bình văn hay hiện diện ngay trong bài học của các học sinh ở những trường học do các nhóm nảy tổ chức. Khi các tổ chức cách mạng lần lượt bị thất bại, những người tham gia bị cầm tù.

Văn thơ yêu nước theo bước chân của người tù chính trị đi vào nhà giam. Văn thơ trong tù có thời điểm đã được phát triển về số lượng và chất lượng, nhưng rất tiếc là đến nay số lượng đó còn lại rất ít, chủ yếu là văn vần. Thơ văn trong tù đã góp phần không nhỏ cùng với thơ văn yêu nước và cách mạng ở. giai đoạn này làm tái hiện lại lịch sử chính trị xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX. Đó là lịch sử của những phong trào chống Pháp theo ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản, có lúc sôi nổi quyết liệt nhưng eũng có hồi mất mát hy sinh, mặc dù đau thương vẫn hào hùng bất khuất.

Văn học yêu nước và cách mạng thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước trong thời đại mới. Sống trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, nhân dân khổ nhục, nhà Nho luôn có ý thức về trách nhiệm và rất mong muốn tìm ra con đường cứu nước, cứu dân và luôn mong muốn đất nước giàu mạnh, sánh kịp các nước châu Âu. Nhưng họ chỉ có trong tay một thứ vũ khí là văn chương, họ muốn biến nó thành công cụ vạn năng “vừa là trắng vừa là chiêng thức tỉnh người mê ngủ, vừa là gươm là súng đánh đổ cường quyền.” (Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, Đặng Thai Mai). Trong thời điểm này, các nhà Nho nhận thấy văn chương chân chính có một khả năng to lớn, một chức năng quan trọng: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, tập hợp lực lượng để chống giặc cứu nước.

Tuyên truyền những gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền như thế nào? Đây là vẩn đề cần bàn đến: Các nhà chí sĩ ái quốc thời này hướng đến lực lượng nhà Nho là trước hết. Vì nhà Nho là tiêu biểu cho tinh thần, văn hóa của dân tộc. Nhưng chủ trương khai dân trí, đoàn kết dân tộc khiến những người làm cách mạng lúc bấy giờ cần phải đưa tư tưởng mới đến đông đảo quần chúng. Nhưng xét cho cùng thì tầng lớp trí thức phong kiến vẫn được xem là đối tượng chủ yếu. Không riêng gì Phan Bội Châu mà nhiều nhà cách mạng đương thời cũng đặt niềm tin và trách nhiệm lên đôi vai của Nho sĩ. Điều này phản ánh đặc trưng của thời đại. Quần chúng nhân dân đã được chú ý nhưng cái nhìn toàn diện về họ, vị trí và vai trò của họ trong cuộc đấu tranh này còn bị nhiều hạn chế.

Khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp không chỉ nhằm khai thác những tiềm lực về kinh tế mà còn ôm ấp ý đồ thống trị về mặt tinh thần nhân dân ta. Chúng muốn biến dân tộc Việt Nam trở thành nô lệ. Sống trong chế độ chính trị và giáo dục của thực dân, người Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành những kẻ ích kỉ, đê hèn, tự ti, mất gốc, không biết gì đến Tổ quốc, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đang say sưa trong giấc ngủ của đêm trường nô lệ. Nhiều người quên dần cái nhục mất nước, cứ ngỡ ràng việc khai hóa của thực dân là sự thật, là hảo ý của Pháp đối với Việt Nam.

Nỗi đau mất nước đã lắng dần theo năm tháng, người ta lại còn cảm thấy dường như sự hiện diện của Pháp lại có lợi cho người Việt Nam, Pháp mang đến cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu là tiện nghi vật chất mà họ chưa từng có được. Người Việt Nam đã thích nghi dần và bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Phải đánh thức đồng bào, “gọi hồn” dân tộc trở về, phải giáo dục tư tưởng mới cho nhân dân: Yêu nước giành độc lập và cải cách xã hội. Văn học yêu nước và cách mạng đã tích cực giác ngộ xã hội, đánh thức cả dân tộc còn mê mẩn. Loại văn thơ gọi hồn trở thành công cụ trong giai đoạn này (Kêu hồn nước – Nguyễn Quyền, Tỉnh hồn ca ~ Phan Chu Trinh).

Văn chương còn góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm cho con người, đánh đổ tinh thần tự ti, xây dựng tình cảm mới, nhắc nhở rằng nhục nô lệ chỉ có thể rửa sạch và được rửa sạch bằng tinh thần đấu tranh của toàn thể đồng bào. Phan Bội Châu đã cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước là do nhân dân ta xung khắc, bất hòa đã ngờ nhau chẳng biết tin nhau, coi nhau như thể quân thù mà “bụng có hợp thì nhà mới hợp” còn “lỏng đã tan thì nước cũng tan”.

Tiếp nối truyền thống văn học của các giai đoạn trước, văn học hướng tới sự phát triển vào con người cố gắng vươn lên khẳng định những giá trị chân chính của con người, đặt ra vấn đề quyền sống con người, trong số đó đã có những tác phẩm quan tâm đến người phụ nữ. Đến giai đoạn này văn học đã nêu lên yêu cầu đấu tranh giải phóng phụ nữ và xem nó như một bộ phận của cách mạng dân tộc. Thanh niên cũng trở thành đối tượng được quan tâm nhiều. Các nhà Nho đã thấy rõ vai trò, khả năng của thanh niên cho nên rất chú ỷ giáo dục đối tượng này. Trong Bài ca chúc Tết thanh niên, Phan Bội Châu đã vạch kĩ con đường đi tới cho thanh niên, kêu gọi họ phải tỉnh táo và sáng suốt trong việc chọn cho mình một lí tưởng sống. Phải biết: “Đi cho êm, đứng cho vựng, trụ cho gan” để làm nên việc lớn.

Tác giả của văn chương yêu nước giai đoạn đầu thế kỉ XX phần lớn là những nho sĩ cấp tiến. Tầm nhìn của họ được mở rộng, họ biết đến nhiều nước trên thế giới. Họ đã nhận ra ánh sáng của văn minh hiện đại. Đứng trước sự phát triển vượt bậc về khoa học kinh tế của các nước, nhìn lại xã hội Việt Nam còn quá nghèo nàn, lạc hậu, họ vừa kinh ngạc vừa lo sợ. Vì vậy, khi tuyên truyền cứu nước tác giả này cũng đi từ chỗ ca ngợi nước người, chỉ ra cái yếu kém của nước mình để khơi gợi lòng tự ái, tự trọng của mọi người. Người Việt Nam phải biết nhục với tình cảnh mất nước, phải đau đớn, phải căm hờn, phải lo lắng, hoảng hốt trước nguy cơ diệt chủng… Nhìn chung, văn chương cổ động thời này chú trọng nhiều đến việc kích thích tình cảm.

Văn chương tuyên truyền ở giai đoạn đầu thế kỉ XX cũng nhắc nhở truyền thống nhưng chú ý đến hiện tại nhiều hơn. Các tác giả lấy hiện thực trước mắt để làm cở sở thuyết phục, vận động cứu nước. Đó là hiện thực của xã hội thiếu dân chủ, của nền kinh tế lạc hậu thấp kém, một hoàn cảnh chính trị rối ren, cuộc sống khổ nhục, lầm than vì ách thống trị hà khắc do thực dân Pháp gây ra. Chính vì vậy mà tác dụng tuyên truyền rất cao đã khiến cho kẻ thù thấy đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự thống trị của chúng. Cho nên chúng đã tìm mọi cách để ngăn chặn. Ông Đặng Thai Mai có nhận xét: “Ý chí căm thù của nhân dân là kho thuốc nổ, văn chương đầy nhiệt tình của các nhà chiến sĩ là mồi lửa làm cho kho thuốc nổ ấy bốc cháy”.

– Chủ nghĩa yêu nước trong những trang văn hợp pháp giai đoạn 1900 -1930.

Lực lượng sáng tác tiêu biểu cùa dòng văn học hợp pháp là nhà Nho và các bậc trí thức tân học. Dù là nhà Nho hay trí thức tân học phần lớn họ là những người chú trọng đến văn hoá hơn chính trị. Việc đọc sách của họ là để hướng đến mục đích mở mang tầm nhìn cho người sáng tác, nhằm phát triển văn hoá nước nhà. Họ không chỉ đọc tân thư, tân văn mà còn đọc cả những sáng tác văn học phương Tây. Khách quan mà đánh giá thì họ là những người mạnh dạn đến với cái mới, tuy ở họ không tránh khỏi những dằn vặt, trăn trở khi chọn cho mình một hướng đi để phù họp với sự phát triển của thời đại. Nhìn chung, họ đã tỏ ra là người nhanh chóng vứt bỏ cái cũ phong kiến lạc hậu. Họ đến với cái mới không vì muốn thỏa hiệp với Pháp mà vì sự phát triển của nền ván hoá dân tộc, vì ước nguyện muốn dung hòa hai nền văn hoá Âu – Á.

Văn học công khai hợp pháp là một bộ phận văn học quan trọng của nền văn học dân tộc trong giai đoạn này. Văn học công khai hợp pháp phát triển trong lúc văn học yêu nước đang bị trấn áp mạnh. Văn học hợp pháp ở buổi đầu đã được phát động từ hai phía đối lập nhau, nhằm hai mục đích trái ngược nhau nhưng lại đạt cùng một kết quả: Phía Pháp muốn có một công cụ để tuyên truyền cho chúng, để phục vụ cho việc khai hoá, do đó mở báo chí xây dựng nhà in, thành lập một số trường dạy Quốc ngữ và chữ Phập, cho dịch các tác phẩm văn học Pháp; phía Việt Nam, người yêu nước muốn thực sự khai hoá cho dân để tìm cách giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, cho nên cổ động học chữ Quốc ngữ, giới thiệu tân thư, dạy và khuyên học khoa học kinh tế hiện đại…

Lúc đầu việc làm của hai bên tuy ý đồ đối lập nhau nhưng công việc được tiến hành có những điểm gần nhau. Khi mục đích chính trị của các nhà yêu nước lộ rồ thì Pháp đã tìm cách đối phó. Một đợt càn quét dã man được thực hiện đối với các nhà yêu nước. Các sĩ phu yêu nước rơi vào tình trạng tan tác, nhưng sức sống của dân tộc ta đã tiếp nhận những thành quả ban đầu và đẩy nỏ lên thành một dòng chảy của ý thức yêu nước. Nhất là trong lĩnh vực văn học, chúng ta đã tiến những bước lớn. Văn học hợp pháp đã được phát triển trong những điều kiện thuận lợi lớn và đã thể hiện vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học nói chung của chủ nghĩa yêu nước nói riêng.

Các tác giả của văn thơ hợp pháp phần lớn là những người đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc. Họ không được sưởi ấm bởi ngọn lửa của các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở họ vẫn có một tinh thần dân tộc cao cả. Họ sáng tác không để tuyên truyền, vận động cứu nước như các tác giả của dòng văn học cách mạng, nhưng trong tác phẩm của họ vẫn phảng phất một tinh thần yêu nước, một phương diện của chủ nghĩa yêu nước. Chính từ những trang viết chất chứa tình cảm đau xót, căm hờn hay tiếc nuối về đất nước đã cho ta thấy được tình yêu quê hương đất nước ở họ. Nói chung, nội dung yêu nước trong văn học hợp pháp được thể hiện một cách mờ nhạt, bóng gió xa xôi. Vấn đề cứu nước cũng được đặt ra nhưng nó không mang tính thiết thực, thậm chí thể hiện tính chất “cải lương”.

Nhìn chung, văn học hợp pháp giai đoạn này có xu hướng tiến gần đến văn học hiện đại. Đổi với các tác giả văn học hiện đại là một khu vườn quyến rũ đầy những hoa thơm, cỏ lạ. Phát hiện nó là một chuyện nhưng đến với nó là một chuyện khác. Bởi vì họ “không có đủ độ sâu và độ đúng của lí luận, không đủ học vấn để kế thừa truyền thống và tiếp thu ảnh hưởng của vãn học nước ngoài một cách hợp lỉ và sáng tạo ” (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời – Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng). Đối với người sáng tác, cảm xúc thẩm mĩ có thay đổi, thế giới quan và nhân sinh quan đã khác trước, nhưng họ chưa được trang bị chu đáo về mặt lí luận, để nâng tầm nhận thức theo kịp thời đại. Họ đã đến với văn học hiện đại trong sự nhận thức chưa trọn vẹn về mọi phương diện, trong đó có cả phương diện nghệ thuật.

– Những tác giả tiêu biểu đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa yêu nước trong sáng tác của mình trong giai đoạn 1900 -1930

Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, trước tiên là Nam Bộ đã xuất hiện những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết viết bằng văn xuôi Quốc ngữ, dựa theo nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của văn học phương Tây. Quá trình chuyển từ truyện Nôm sang tiểu thuyết hiện đại hay từ tiểu thuyết Hán văn sang Quốc ngữ diễn ra khá phức tạp. Đến giai đoạn này, một số tác giả nhự Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn còn sáng tác tiểu thuyết bằng chữ Hán, viết theo lối kết cấu chương hồi như “Giai nhân kì ngộ, Trùng quan tâm sử.

Những nhà văn thuộc lực lượng trí thức tân học đã đi từ con đường dịch thuật qua phỏng tác rồi đến sáng tác.để tạo nên những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. Với tư liệu có được đến hôm nay, chúng ta có thể xem truyện “Thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản là truyện ngán hiện đại đầu tiên ra đời năm 1887 ở Nam Bộ. Sau đại Chiến thế giới lần thứ nhất, ở miền Bắc mới xuất hiện những truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn. Khống bao lâu, phong trào sáng tác truyện ngắn đã trở nên phổ biến trong cả nước. Báo chí là nơi cung cấp món ăn tinh thần hấp dẫn đó cho công chúng đương thời.

Phong trào sáng tác tiểu thuyết cũng bắt đầu ở Nam bộ. Trần Thiên Trung, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh… được xem là những người đã xây nền tạo móng cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đến năm 1925, ở miền Bắc “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách ra đời đã tạo nên một tiếng vang lớn trong độc giả và đánh đấu bước phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở buổi đầu hình thành. Bên cạnh đó “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật, “Kim Anh lệ sử” của Trọng Khiêm cũng góp phần tạo nên luồng gió mới thổi vào văn đàn hợp pháp Việt Nam ở 30 năm đầu thế kỉ XX.

Nội dung của truyện ngắn và tiểu thuyết giai đoạn này tập trung vào phản ánh hiện thực xã hội đương thời, đả phá những cảnh suy đồi trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bênh vực cho đạo đức gia đình xã hội, hoặc nêu lên một vài khía cạnh của sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến và chủ nghĩa cá nhân tư sản, phơi bày cảnh khốn khổ của nhân dân dưới ách thống trị, bóc lột của bọn địa chủ, quan ỉại thực dân.

Về nghệ thuật, một đặc trưng tiêu biểu của truyện ngắn và tiểu thuyết trong giai đoạn đầu thế kỉ XX là sự kết hợp đan xen giữa hai loại nghệ thuật cũ và mới. Lực lượng sảng tác có những người xuất thân Nho học, có người xuất thân Tây học. Hai nguồn gốc kiến thức ấy có ảnh hưởng lớn đến tài nghệ của mỗi người và đưa đến kết quả là nghệ thuật của bên Tây học tiến bộ hơn bên Nho học. Nhưng nhìn chung, sáng tác của cả hai nhóm tác giả ấy đều mang một đặc điểm chung là “lắp ghép một cách máy móc cải truyền thống và hiện đại”.

Hạn chế đó mang tính tất yếu của một giai đoạn chuyển biến trong lịch sử văn học, từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Chính vì sự lắp ghép nên đã xuất hiện nhiều trường hợp lối kết thúc có hậu, diễn biến theo thời gian được xây dựng xen lẫn với hình thức kể chuyện tạo ra những điểm thắt nút, diễn biến theo tâm lí nhân vật, câu văn biền ngẫu, đối ý, đối thanh, lên bổng xuống trầm ra đời bên cạnh câu văn xuôi hiện đại,…

Nhìn chung, ở hầu khắp các phương diện của nghệ thuật, từ yếu tố ngôn ngữ đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách hành văn, lẫn kết cấu tác phẩm đều có sự đan xen, pha tạp như đã nói trên. Mặt khác, truyện ngắn và tiểu thuyết bấy giờ đã chú ý đến vấn đề miêu tả thiên nhiên nhưng vẫn còn mang hình thức sáo cổ, và đặc biệt là khuynh hướng thuyết minh đạo đức thì ở tác giả nào cũng có. Có khi nhà văn tự ý chen vào tác phẩm để “diễn thuyết” một bài đạo đức dài lê thê.

Những tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngán và tiểu thuyết ở giai đoạn này gồm có:

Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh (1872-1926): Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. Sau khi đỗ Phó bảng, làm quan một thời gian rồi cáo quan. Bởi ông đã sớm nhận ra chân tướng quan trường:

“Túi cơm giá áo loàng xoàng vậy
Gối tớ lưng tôi lúc nhúc đây”

Ông cùng hai người bạn là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã có một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí, và tìm bạn tâm giao. Bài thơ ông làm khi tham gia kì thi khảo hạch ở Nam Định có nhan đề là “Chỉ thành thông thánh”. Với nội dung chống bệnh mê muội khoa cử và kêu gọi sĩ tử hãy tỉnh dậy lo giải thoát giống nòi khỏi cảnh lao lung, bài thơ đã làm vang dội dư luận đương thời và tác động không ít trong việc thức tỉnh thanh niên:

“Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương thụy mộng trung
Trường thử bách niên cam thoá mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung. ”

Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc cứu nước. Ồng đi khắp trong nước và sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:

– Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục.

– Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

– Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuát hàng nội hóa.

Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn quyền (1906), chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, dọ đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam; cải tổ mọi chính sách. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, cụ Phan Châu Trinh đã viết rất nhiều bản điều trần gửi đến chính quyền Pháp, sáng tác thơ văn…

Đối với đường lối hoạt động cứu nước của người bạn thân là Phan Bội Châu (tháng 7 năm 1904, hai ông gặp nhau và sau đó trở thành đôi bạn thân thiết), Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc bạn và tổ chức của bạn (Duy Tân hội) đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chu trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của người bạn này: Ông thường nói: “Cải độc chuyên chế cùng cái hủ của nhà Nho ta đã thành chứng bệnh bất trị mà học thuyết dân quyền Âu Tây chính là vị thuốc đắng đầu chữa bệnh đó

Về văn học: Phan Châu Trinh viết nhiều, bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, nổi tiếng với những áng văn chính luận sắc sảo, hùng biện và những vàn thơ thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. Những tác phẩm chính: “Đầu Pháp chính phủ thư” (1906), “Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự” (1907), “Tây Hồ thi tập” (tập hợp thơ làm trong nhiều năm), “Trung Kì dân biến tụng oan thủy mạt kí” (1911), “Giai nhân kì ngộ diễn ca” (gồm hơn 7.000 câu thơ lục bát, soạn 1912-1913), “Bức thư trả lời cho người học trò tên Đông” (1925), Đông Dương chính trị luận (1925).

Là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh nổi tiếng với những áng văn chính luận đầy tính chất hùng biện, có lập luận đanh thép. Sáng tác của Phan Châu Trinh thấm nhuần tinh thần chủ nghĩa yêu nước dân chủ sâu sắc, góp phần vào bước tiến của văn học yêu nước, nhất là văn xuôi nghị luận bằng tiếng Việt.

“Nhìn chung, thơ văn Phan Châu Trinh đã vạch rõ thực trạng đất nước tiêu điều xơ xác, nghèo nàn lạc hậu dưới ách thực dân, kêu gọi canh tân, đoàn kết cứu nước. Mặc dù còn cỏ những hạn chế trong đường lối, tư tưởng theo chủ trương “ôn hoà”, bất bạo động, cải lương chủ nghĩa và không tránh khỏi những thất bại cay đắng, nhưng những sáng tác văn học của Phan Châu Trinh, đặc biệt những tác phẩm văn xuôi nghị luận bằng tiếng Việt đã góp phần đáng quý vào tiến trình phát triển của dòng văn học yêu nước những năm đầu của thế kỉ XX. ” (Mai Hương, Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 2004).

Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), là Nho sĩ sớm thể hiện tinh thần yêu nước, tình thần yêu nước trong con người ông đựơc biểu hiện ở tấm lòng luôn trăn trở kiếm tìm con đường cứu nước, ông còn dùng văn chương như một thứ vũ khí để đánh giặc. Lúc Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, lúc ông 17 tuổi, đã viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc” (dẹp giặc Pháp, khôi phục đất Bắc) ” dán ở gốc đa đầu làng, để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào văn thân ở Bắc kì.

Năm 1905 ông xuất dương sang Nhật. Phan Bội Châu vừa viết sách giới thiệu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam với nước ngoài “Việt Nam vong quốc sử’”,“Việt Nam quốc sử khảo”, vừa viết những lời kêu gọi, những bức thư cổ động và chỉ đạo phong trào trong nước “Hải ngoại huyết thư ”, “Kính cáo toàn quốc phụ lão văn ”, “Thư gửi Phan Chu Trinh ”, “Ai cáo Nam Kì phụ lão thư”…
Phan Bội Châu sống trong một thời đại đầy biến động, vì vậy ông cũng đổi thay khá nhiều lần. Từ là một nhà Nho chính thống, ông đã trở thành một người hoạt động cứu nước, một nhà hoạt động chính trị, từ là một nhà hoạt động chính trị ông thành một nhà văn.

Viết báo, viết tiểu thuyết như thế, tuy ông cũng tự an ủi là “có thể” lợi dụng để “phải huy được tinh thần cách mạng thế giới, có thể đem lí luận sắc bén đế bóc trần chỉnh sách hại dân của bọn đế quốc ” và viết đựợc một số bài “cực lực công kích chỉnh sách giặc Pháp ”, nhưng ông vẫn coi đó là chuyện “ví người ta may áo lấy chồng vẫn không phải là ý muốn của mình

Về mặt văn học, giáo sư Đặng Thai Mai nhận xét: “Có lẽ từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào đã chịu khó và có gan đem ngòi bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu cũng được xem là một trong những nhà văn lớn.

Phan Bội Châu đã sử dụng nhiều chữ nghĩa điển tích thật đắt trong tác phẩm văn chương của mình. Ông viết văn bằng lời văn mĩ lệ, bằng bút pháp khoa trương, bằng âm điệu hùng tráng đặc biệt của thể phú. Vào thời đại người ta còn tin văn tức là người, còn tìm trong văn chương khẩu khí của người viết, thì những trang viết của ông đã thể hiện đúng nét đẹp con người và khát vọng của ông.

Khi nói đến đất nước, không những Phan Bội Châu truyền cho ta lòng tự hào mà đồng thời truyền cho ta lòng đau xót căm thù đối với quân xâm lược, một tấm lòng của người con đất Việt, luôn đau với nỗi đau của dân tộc, ấy cũng là phương diện của chủ nghĩa yêu nước vậy. Khi Phan Bội Châu viết:

“Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta?
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho la lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Giang sông tấc núi, dạ dưa ruột tằm
Hào đại hải âm thầm trước mặt,
Giải Cửu Long quanh quất miền Tây
Một tòa san sát xinh thay !
Bên kia Vần Quảng bên này Côn Lôn.”

Như vậy có thể nói Phan Bội Châu là Nho sĩ có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, người Nho sĩ tiến bộ ấy đã thể hiện lòng yêu nước hết sức thiết thực. Yêu nước là hành động cụ thể, thiết thực, chính quan niệm đó đã đi vào thơ văn của ông, mỗi trang thơ, trang văn điều thể hiện nét đẹp của chủ nghĩa yêu nước sâu sắc.

Nguyễn An Ninh:

Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 – 14 tháng 8 năm 1943) vừa là một nhà báo, một nhà lí luận và một nhà hoạt động chính trị. Ồng là một trí thức yêu nước với một bầu nhiệt huyết sôi nổi và độc đáo.

Có thể nói ông là một trong những người đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho phong trào chống Phấp ở miền Nam trong những thập niên 1920 và 1930, đặc biệt là trên mặt trận đấu tranh chính trị công khai và mặt trận báo chí ở Sài Gòn.

Cùng với luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh đã lập ra tờ La Cloche fêlée (Chuong rè) (1 923-1926) và sau đó là tờ L’Annam (1926-1928). Sau đó, ông hợp tác với Nguyễn Văn Tạo, Dượng Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Tạ Thu Thâu… để làm tờ La Lutte (1933-1937) – một tờ báo mà nhà sử học Pháp Daniel Hémery nhận định là: “đã đảnh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí Việt Nam ” và “đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự xoay chuyển thời cuộc lịch sử ở Đông Dương trong giai đoạn 1933-1936”. Theo Hémery, tờ La Lutte không chỉ đơn thuần là một tờ báo, một diễn đàn chỉ trích, mà còn là nơi tập hợp, một “điểm hẹn” của những người bị ức hiếp, oan trái đến nhờ tờ báo bênh vực cho họ.

Nguyễn An Ninh có lối hành văn sắc sảo và cương trực. Không chỉ làm báo và viết báo, ông còn đi diễn thuyết, và thường được người dân Sài Gòn thời đó biết tới như một nhà báo hay chạy đi bán báo ngoài đường phố mỗi khi in xong.

Trong nghiệp làm báo và viết lách, ông xem mình chỉ như một “cơn gió thổi” để thổi bùng lên lòng yêu nước nơi các tầng lớp dân chúng. Trong vở Hai Bà Trưng, ông viết rằng cần quyết tâm sống, “đặng làm cho đều “phải ” nó thắng đều “quấy” “, và “kẻ nào thấy điều ác mà không chống lại là kẻ ác. Ông viết trên tờ La Cloche fêlée số 3 ra ngày 24- 12-1923: “Tương lai mà chủng ta muốn sẽ không đến với chúng ta trong giấc mơ… chúng ta là một thế hệ phải chịu đựng hi sinh. Chúng ta phải nghĩ tới nghĩa vụ chứ không phải hạnh phúc của chúng ta… Vì cái tương lai đó, nếu cần, thì ta không cỏn phải ngần ngại hiến mạng sống chúng ta.

Nhà sử học Daniel Hẻmery nhận định rằng Nguyễn An Ninh là nhà trí thức có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong giới trí thức miền Nam trong những năm 1920- 1940, ông’ là “người thức tỉnh cả một thế hệ”.

Phạm Quỳnh:

Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 – 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Nhìn ở gốc độ văn hóa và văn học, Phạm Quỳnh là con người có cái nhìn biện chứng, ông nhận thấy vai trò to lớn của văn chương, nhận thấy những giá trị thiết thực của văn hóa, đồng thời còn khẳng định cần trao cho văn hóa một “quyền năng” to lớn hơn. Những quan điểm tiến bộ và biện chứng của Phạm Quỳnh vẫn mãi còn giá trị với cuộc sống hiện đại và hội nhập của thời đại chứng ta.

Ông từng viết: Tại mệnh trời chăng? Lúc đầu nhiều người chỉ nghĩ có vậy. Song lẻ tẻ, bắt đầu có người ngờ rằng sở dĩ chúng ta thất bại, vì cuộc sống ở xã hội ta quá trì trệ, dân trí ta thấp, trong đó có sự hiểu biết của ta về thế giới quanh ta đơn giản, nghèo nàn cũ kĩ, dẫn đến tình trạng có sự tách rời giữa nước ta với thế giới. Vậy là tại văn hoá. Nếu cứ để như cũ, nền văn hoá đã là lí do của mất nước lại sẽ trở thành vật cản trong công cuộc cứu nước.

Dù sâu cây bén rễ đến đâu, nền văn hoá đó cũng phải được làm lại. Phải nói rằng trước lớp trí thức Tây học khá lâu, các nhà Nho đã có người nghĩ như vậy. Song với lớp trí thức trẻ hơn (sản phẩm eủa quá trình Âu hoá đo sự áp đặt cưỡng bức cửa thực dân Pháp) thì các ý nghĩ đó mới được đẩy đến cùng. Đến lượt mình, Phạm Quỳnh có dịp nhấn mạnh điều đó thật đầy đủ khi phác ra bức tranh toàn cảnh của cả khu vực phương Đông lúc ấy: “Cải nông nỗi mạt nước của ta chỉnh lặ một tấn kịch nhỏ trong tấn kịch Đông – Tây xung đột nhau. Tây phương đem lại cải chủ nghĩa đế quốc, cái dục vọng bá quyền, những tư tưởng phá hoại những cơ’ khí tối tân mà tràn ngập sang Đông phương trong khoảng một thế kỉ nay, làm cho cảc dân tộc Đông phương thất điên bát đảo bảy nỗi ba chìm đến nay hãy còn tê mê chưa tỉnh sự đời. Thành ra cái nông nỗi ấy đối với ta không phải chỉ là một vấn đề chỉnh trị mà thôi, lại kèm thêm một vấn đề văn hoá nữa, khó khăn nguy hiểm vô cùng ”.

Phạm Quỳnh đã viết như vậy trong bài “Văn hoá và chỉnh trị ” in ở tạp chí Nam Phong số 107, năm 1926. Và Phạm Quỳnh còn trở đi trở lại với cái ý ấy trong nhiều bài viết lớn nhỏ khác nữa, bao gồm từ những bài quan trọng, trình bày chính kiến, hoặc kiểm điểm thành tựu của Nam Phong, cho tới các đoạn văn ngắn, nhân chuyện thời sự mà bàn thêm việc chung (ông gọi là mục “Thời đàm”). Trong những phát biểu như vậy, tác giả đã làm một cuộc đảo lộn trong quan niệm, bởi đã dám trao cho văn hoá một sứ mệnh lớn, trực tiếp liên quan đến sự sống còn của đất nước. Mối phản cảm đã đến rất nhanh với người đương thời. Làm sao mà việc mất nước lại do văn hoá được? Do quen sống trong một hệ giá trị khác, làm sao các nhà Nho không khỏi bị sốc khi phải nghe một kiểu ăn nói nghĩ ngơi khác hẳn mình như vậy?

Trong cảnh bất lực vì không có cách gì để đuổi bọn cướp nước đi được, bấy lâu, điều làm cho họ cảm thấy được an ủi, là thực ra, bọn cướp nước kia là man di mọi rợ, ta cao hơn chúng, và mặc dù bị thua, song ta vẫn không thèm dùng đồ của chúng, đi xe của chúng… Nay thì tinh thần bài ngoại ấy – một thứ chủ nghĩa yêu nước thẳng tay từ chối mọi nền văn hoá khác lạ – hình như không có cơ đứng vững nữa, làm sao mà họ chịu nổi! Thế còn đối với các nhà Tây học, liệu có thể nói quan niệm đó của Phạm Quỳnh về văn hoá, lại quan niệm có tính chất chính thống và phổ biến trong lớp trí thức trẻ đương thời.

Trong số những người cộng tác với thực dân Pháp lúc ấy không thiếu gì kẻ bị ngợp trước nền văn minh mới, hoàn toàn chối bỏ nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Có gì chung với đám người ấy thì chung, riêng chỗ này Phạm Quỳnh không chịu! Khi thuật lại chuyện du lịch ở Paris trước 1.500 người nghe, ông không khỏi tự hào “báo cáo” với thính giả rằng mình đã dám nổi ngay ở Paris, trước Viện Hàn lâm Pháp: “Nước Việt Nam là một nước cổ, vốn đã có một nền văn hoá cũ nhưng văn hoá cũ ấy ngày nay không thích hợp với thời thế nữa, cần phải thâu thái lấy văn hoá mới thời nay mới có thể sinh tồn được trong thế giới bây giờ”.

Ông yêu cầu nhà nước bảo hộ phải có, trên phương diện văn hoá, mà cũng tức là trên phát triển của xã hội, một chính sách sáng suốt: “Nếu dân Việt Nam là một dân tộc còn mộc mạc cổ lỗ, chưa có nền nếp, chưa có lịch sử, thì quý quốc cứ việc họá theo Tây cả (…) đồng hoả được đến đâu hay đến đó. Nhưng ngặt thay dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì vào cũng được; tức ỉà một tập giấy đã cỗ sân từ đởỉ nào đên giờ rồi, nếu bây giờ viết đè một thứ chữ nữa lên trên, thì e thành giấy lộn mất ”…

Với một cách nhìn chi tiết và cẩn trọng, văn hoá dân tộc với Phạm Quỳnh hiện ra như một cái gì đa dạng. Nó là một thực thể có thật, không ai có thể gạt bỏ. Nó đã ăn vào máu thịt mỗi chúng ta, thậm chí là một gánh nặng, mãi mãi chúng ta phải mang. Song trong gánh nặng ấy, lại thấm thía bao nhiêu mồ hôi nước mắt của tiên tổ cha ông, lại in dấu bao vui buồn của mỗi kiếp người. Bởi vậy, tốt hơn hết là hãy đến với cái bản chất thứ hai ấy của ta với một thái độ hết sức thân tình, vừa tha thiết, vừa tỉnh táo, vừa vui với nó, bằng lòng với nó, vừa biết rằng ở đó có những chỗ yếu, những khuyết tật. Tinh thần phê phán – vốn là đặc trưng của văn hoá phương Tây – có mặt trong từng nhận xét nhỏ nhất của Phạm Quỳnh để rồi giúp ông đi tới một tinh thần cởi mở và một thái độ chân thành trong tiếp nhận. Không chỉ mang lại cho sự tiếp nhận đó một ý nghĩa, một lí do tồn tại, ông còn đề ra cho nó những bước đi và mang lại cho những người làm việc cụ thể một sự động viên, một niềm an ủi.

Hồ Biểu Chánh:

Hồ Biểu Chánh (1884–1958) là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Trước năm 1930, ông là người viết tiểu thuyết nhiều nhất ở Việt Nam. Tác phẩm của ông bao quát nhiều mảng hiện thực khác nhau ở thành thị vả thôn quê Nam bộ trong những năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với nhiều hạng người thuộc nhiều tầng lớp và gịai cấp xã hội. Ông đã vượt các nhà văn cùng thời về sự bề bộn của cuộc sống và sự đông đúc, đa dạng của thế giới nhân vật trong sáng tác của ông. Thế nhưng, nhà vặn nhìn những vấn đề xã hội bàng con mắt đạo đức. Trong tiểu thuyết cửa ông, mọi cái xấu xa của xã hội đương thời đều được đưa ra ánh sáng nhung ông không hề hướng vào mục đích tố cáo hay phê phán xã hội, cũng không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

Điều ông muốn tập trung thể hiện là phê phán, tố cáo những hành động phi đạo đức. Ồng chỉ muốn cải tạo xã hội, ông không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mà chỉ sửa chữa nó về mặt đạo đức.Ông đã phân chia xã hội thành hai hạng người: Hễ giàu lòng nhân nghĩa sẽ được hạnh phúc, còn bất nhân phi nghĩa sẽ bị trừng phạt đích đáng. Quan niệm đạo đức của ông nhìn chung vẫn còn nằm trong khuôn khổ đạo đức phong kiến. Chính quan điểm đạo đức như thế đã làm hạn chế nội dung, hiện thực trong sáng tác của ông.

Ông là một tác giả đã mạnh dạn tiếp nhận những thành tựu nghệ thuật củạ tiểu thuyết hiện đại phương Tây để tạo nên những yếụ tố mới về nghệ thuật trong sáng tác của mình, thể hiện qua ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết, cốt truyện, đề tài,… Ở Nam bộ trước năm 1930, bên cạnh Hồ Biểu Chánh còn cố nhiều tác già khác như Trần Thiên Trung, Nguyễn Chánh sắc, Tân Dân Tử. Đây là những cây bút tiên phong của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Bên cạnh văn xuôi, các nhà thơ trong giai đoạn này cũng đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa yêu nước trong các sáng tác của mình. Nó được xem là nét đẹp của tình thần công dân trong buổi giao thơi Âu – Á. Vào những năm 30 của thế kỉ XX, trên thi đàn công khai, thơ ca như một ngọn gió thu hiu hắt tràn tới gieo vào lòng công chúng thành thị một nỗi buồn thê lương, dai dẳng. So với tiểu thuyết, thơ đối với dân tộc ta có truyền thống lâu đời. Nhưng ở 30 năm đầu thế kỉ XX, xã hội có nhiều biến chuyển nên thơ cũng, biến chuyển theo. Nói đến thơ ca của bộ phận văn học hợp pháp phải kể đến các nhà thơ: Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Trần Tuấn Khải.

Nội dung chủ yếu của thơ ca hợp pháp là yêu nước nhưng đó chỉ là tình yêu nước mơ hồ, xa xôi, bóng gió. Tình yêu nước đó không đủ thúc giục người đọc tiến lên hành động. Nó chỉ có khả năng nhắc nhở con người không được làm ngơ với Tổ quốc, phải có trách nhiệm và cần thể hiện trách nhiệm, không nên ẩn dật, xa đời.

Nội dung thứ hai của thơ ca hợp pháp giai đoạn này là bi quan và thoát li, bởi các nhà thơ giai đoạn này chưa tìm thấy hướng đi, con đường tích cực cho tương lai. Các tác giả đã nhìn thấy được thực tế xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến nhưng thấy để buồn rầu, than thở, rồi đâm ra trốn tránh, thoát li, muốn lẫn mình vào rượu, vào mộng, vào cối tiên, cõi phật, cốt giữ lấy cái trong sạch của mình. Cái tôi đã xuất hiện, đó là cái tôi tư sản còn chịu ảnh hưởng của đạo đức phong kiến. Chủ nghĩa cá nhân tư sản cũng được hình thành, đang chống đối lại những ràng buộc khắt khe của đạo đức phong kiến, đi tìm tự do trong lối sống, nhất là trong tình yêu đôi lứa.

Những nội dung trên đã được các thi sĩ thể hiện trong một vỏ khá mới mẻ, xu hướng tự do, phóng túng, ít chịu gò bó trong các khuôn khổ nghệ thuật cũ phổ biến. Ở trong thơ ca hợp pháp giai đoạn này, hầu như các nhà thơ trên văn đàn công khai đều tìm về với các hình thức thơ của dân gian, của dân tộc (ca dao, dân ca, thơ lục bát…), để tìm trong cái vốn phong phú ấy những âm điệu thích họp với nhu cầu mới.

Tóm lại, những tìm tòi trong việc đổi mới về nghệ thuật và nộị dụng của thơ ca hợp pháp, mặc dù chưa mang tính toàn diện, đồng bộ, mỗi người có một hướng cách tân riêng, không mang lại sự đổi mới có tính chất nguyên tắc thơ Việt Nam. Những những việc làm đó và việc thơ trữ tình trên văn đàn công khai tập trung vào sầu cảm, bi thương vào thế giới bên trong của con người đã tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới lãng mạn ở giai đoạn 1930 – 1945. Đặc biệt văn học Việt Nam giai đoạn này đã thể hiện sự chuyển tiếp có tính liên tục về chủ nghĩa yêu nước, sự chuyển tiếp đó được xem là bước đệm quan trọng chuẩn bị cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng ra đời trong những thập kỉ tiếp theo.

2. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn này gắn vời một bối cảnh xã hội đặc trưng.
Giai đoạn lịch sử mười lăm năm là một khoảng thời gian không quá dài so với vòng quay của bánh xe lịch sử, nhưng với đặc thù của xã hội Việt Nam thì quãng thời gian đó đi liền với những biến động dữ dội, những thay đổi mang tính đột phá về kiến trúc thượng tầng, những chuyển biến của văn hóa và thời đại… Tất cả đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước thời kì này cũng được thể hiện rõ nét và mang dấu ấn “vô sản” một cách sâu sắc.

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Đương (03-02-1930): Sự ra đời của Đảng cộng sản đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, đã chấm dứt tấn bi kịch của những người yêu nước mà không tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Phải thừa nhận rằng Đảng cộng sản ra đời đã mở ra một chương mới, một thời đại mới cho lịch sử dân tộc Việt.
Với những con người đứng đầu kiệt xuất, đường lối chính trị và chiến lược, sách lược vững vàng sáng suốt. Đảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo củạ quần chúng nhân dân Việt Nam nói chung và của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng.

Thời gian lịch sử đã đi qua, nhưng những giá trị thực tế của lịch sử đã minh chứng: Ngay .sau khi Đảng ra đòi 3-2-1930 cao trào Xô Viết 1930-1931 đã thể hiện sự đúng đắn và biện chứng trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Chính quyền cách mạng được thành lập, bước đầu thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập năm 1936-1939. Tháng 6-1940, Pháp đầu hàng Đức. Tháng 9-1940, chúng mở cửa Đông Dương cho Nhật vào. Hai tên đế quốc tàn bạo cùng một lúc đàn áp bóc lột nhân dân ta làm cho đời sống nhân dân kiệt quệ, dẫn đến nạn đói khủng khiếp 1945.

Nhưng chính thời kì này, phong trào cách mạng lên cao hơn bao giờ hết, tinh thần yêu nước với ý chí căm thù giặc đã trở thành cao trào, khắp nơi trên cả nước các cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng lên mạnh mẽ, tạo thành những làn sóng chống giặc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 9-1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy, tháng 11-1940 khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ, tháng 5-1941, Mặt trận Việt minh thành lập, một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8-1945, cách mạng thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp, Nhật, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

a. Những chuyển biến trong ý thức và nhận thức của các tầng lớp trong xã hội:

Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản: Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây. Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất. Từ sự biến động của xã hội đã dẫn đến những chuyển biến trong ý thức và nhận thức, sự thay đổi đó vừa hạn chế, nhưng cũng có những mặt tích cực.
Giại cấp, tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế, nhận thức về con đường chính trị mờ mịt, hoang mang, dao động, xoay ra đấu tranh về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân. Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê… Đề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi. Bước đầu hình thành nhận thức và ý thức về cái tôi cá nhân giữa cuộc đời, đó cũng được xem là hệ quả tất yếu của xã hội Việt Nam giai đoạn này.

b. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung nỗi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945:

Các nhà nghiên cứu văn học sử đầu tạm chia giai đoạn 1930 – 1945 thành 3 thời kì, mỗi một thời kì có một nét đẹp riêng, mỗi một thời kì thể hiện một bình diện của chủ nghĩa yêu nước.

Thời ki 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kì này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới. Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kì này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài. Nội dung phản ảnh những mâu thuẫn xã hội, bước đầu đã đề cập đến vấn đề tự do, ý thức về cái tôi.

Thời kì 1936-1939: Văn học vô sản khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản say mê lí tưởng, hình tượng người công dân mang đầy đủ những phẩm chất của chủ nghĩa yêu nước thời đại mới.

Về mặt thể loại, thời kì này là sự phát triển phong phú như: phóng sự, kí sự, truyện ngắn, tiểu thuyết… Thơ ca cách mạng cũng phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công. Một loạt nhà thơ cách mạng đã xuất hiện: Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu… Những tác phẩm của nhóm nhà thơ này đã thể hiện rõ nét về tinh thần yêu nước. Đồng thời văn học cách mạng thòi kì này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng hiện đại hóa.

Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Những mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân với phong kiến, nông dân với thực dân, đã được những nhà văn hiện thực đề cập sâu sắc trong nhiều tác phẩm: “Bước đường cùng”của Nguyễn Công Hoan, ” Vỡ đê ” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt đèn” của Ngô Tắt Tố, “Chi Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao… vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: “Số đỏ”, “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố…

Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Đây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này.
Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau. Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân “Gia đình ” của Khái Hưng, “Con đường sáng ‘’ của Hoàng Đạo.

Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển và đạt được thành công vẻ vang. Thơ mới trở thành viên ngọc quý cúa thơ ca dân tộc. Cái tôi được đề cập tương đối toàn diện và khám phá, khẳng định tương đối đầy đủ. Thời kì này với hàng loạt những tên tuổi như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Thâm Tâm… Trong số đó Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng của giai đoạn huy hoàng Thơ mới, một hiện tượng đã lí giải tương đối trọn vẹn và hiện đại về “cái tôi” của thời đại.

Thời kì 1939-1945: Văn học vô sản rút vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thợ ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển. Vân học vô sản nói nhiều tới tương lai, một tương lai rực rỡ, một thời đại mới đang đến gần. Thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng như tập “Từ ấy”. Tập thơ “Nhật kí trong tù ” của Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời kì này. Đây được xem là hai sản phẩm tinh hoa của thơ ca cách mạng trước Cách mạng tháng Tám.

Thời kì này thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng thấm thía, sâu sắc hơn. Hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh xuất hiện trên các báo chí của Đảng, những tác phẩm đó vừa mang nội dung chính trị vừa có giá trị văn học sâu sắc.

Văn học vô sản trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng vào cuộc vận động cách mạng của Đảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành thắng lợi trong những ngày tháng Tám lịch sử.
Những nét riêng của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Văn học hiện thực phê phán có những xáo trộn: Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố. Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Đạm. Một thể hệ nhà văn hiện thực mới ra đời và khẳng định được tài năng và địa vị trên văn đàn như: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển,…
Nhà văn hiện thực đó vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối, những mâu thuẫn, những bi kịch của người nông dân Việt Nam: “Chỉ Phèo ”, “Lão Hạc ” của Nam Cao; “Sống nhờ” của Mạnh Phú Tứ. Cuộc sống bế tấc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc như: “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Trăng sáng” của Nam Cao

c. Văn học lãng mạn có sự phân hóa:

Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luận, thể hiện rõ trong tác phẩm “Bướm trắng “của Nhất Linh và tác phẩm “Thanh đức” của Khái Hưng. Thạch Lam là em út trong nhóm, nhưng lại có hương đi riêng, một hướng viết thể hiện sự tinh nhạy và sâu sắc của Thạch Lam. Nhà văn đi vào miêu tả những sinh hoạt hằng ngày, đi vào khám phá nét đẹp tâm hồn con người, từ đó nâng lên thành/những giá trị nghệ thuật mang tính bất biến. Thể Lữ là thành viên của Tự lực văn đoàn, nhưng hướng đi của ông cũng mang nét riêng và cá biệt. Thế Lữ đi vào khám phá ở thể loại truyện trinh thám “Đường rừng ”, truyện ma quỷ như truyện “Cái đầu lâu ” và những tác phẩm thơ ca phiêu du trong cõi mộng thiên thai.

Thời kì này Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê địch chân thành và những rung cảm rất tinh tế. Ấn tượng sâu sắc của người đọc đối với nhà văn Nguyễn Tuân giai đoạn này là nét đẹp văn hóa một thời xưa cũ được tái hiện một cách tài hoa, nghệ sĩ trong tập “Vang bóng một thời”.

Thơ mới (1932 – 1945): Thời kì này Thơ mới phát triển trên nhiều bình diện, đặc biệt là thể hiện thành công cái tôi. Dù rằng cái tôi được biểu hiện theo hướng chưa thật sự tích cực, nhiều nhóm thơ, trường thơ đã ra đời. Đi liền với sự ra đời của những nhóm thơ, trường thơ là những quan niệm tư tưởng riêng, những tư tưởng riêng và nhận thức riêng đã được thể hiện đầy đủ trong những trang thơ của phong trào Thơ mới.

Như vậy có thể nói lịch sử phát triển 15 năm của xã hội cũng là sự phát triển của văn học 1930 – 1945. Với hai bộ phận và ba dòng văn học, nền văn học Việt Nam có sự chuyển biến mau chóng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng có lúc nhanh, lúc chậm, nhưng trong hoàn cảnh nào văn học giai đoạn 1930 – 1945 cũng là tiền đề phát triển cho nền văn học Việt Nam sau này. Đặc biệt chủ nghĩa yêu nước cũng được thể hiện sâu sắc trên nhiều bình diện, từ tinh thần yêu nước đi liền với phơi bày những mâu thuẫn xã hội trong văn học hiện thực; đến những khát vọng đổi mới, khao khát thể hiện cái tôi của Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới; đến nét đẹp của chủ nghĩa yêu nước trong văn học vô sản cách mạng… Tất cả là những tiền đề đáng ghi nhận, là sự chuyển tiếp đầy thú vị của chủ nghĩa yêu nước trong vãn học Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang