»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: Học tập là cuốn vở không có trang cuối (Ka-li-nin).
- Mở bài:
Tri thức là vô tận, bởi thế biển học cũng không có bến bờ. Mỗi ngày, con người thức dậy, thế giới đã có biết bao điều mới mẻ. Chỉ cần còn sự sóng thì việc học sẽ chưa dừng lại. Bàn về nhiệm vụ học tập, Kalinin cho rằng: Học tập là cuốn vở không có trang cuối. Đây thực sự là một lời khuyên bổ ích cho tất cả chúng ta.
- Thân bài:
1. Giải thích: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Học tập là học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Học tập chỉ quá trình học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc, cuộc sống và khát vọng hiểu biết thế giới. “Cuốn vở” là vật dụng ghi chép, lưu giữ những hiểu biết trong quá trình học tập. Những ghi chép ấy là kiến thức cần thiết để hình kỹ năng và định hướng cho hành động. Cuốn vở ấy “không có trang cuối” nghĩa là việc học sẽ không bao giờ dừng lại bởi kiến thức là vô tận đối với năng lực có hạn của con người và những điều mới mẻ luôn xuất hiện trong đời sống con người.
Có thể hiểu, sự học ấy là nhiệm vụ học tập của loài người. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, con người cần phải học tập để làm chủ cuộc sống. Việc học sẽ kéo dài mãi mãi, không bao giờ kết thúc cho tới khi nào sự sống của nhân loại chấm dứt trên mặt đất này.
2. Vì sao có thể nói: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”?
Kế thừa và phát huy sức mạnh của tri thức là nhiệm vụ lớn nhất của con người. Con người từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức, kĩ năng, hình thành sức mạnh để làm chủ cuộc sống và thế giới xung quanh. Hết thế hệ này đến thế hệ khác kế thừa tri thức của nhận loại, biến nó thành sức mạnh của mình tiếp tục làm chủ và chinh phụ tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ tốt nhất cho đời sống của mình. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ. Vì vậy phải liên tục học tập. Lê- nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Nhà bác học Đác-uyn đã khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học….”. Chủ tích Hồ Chí Minh cũng đã từng khuyên: “Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Các vĩ nhân đã khiêm tốn nhận mình còn kém cỏi và đề cao việc học suốt đời, xem đó là nhiệm vụ lớn nhất của con người.
Sức lực của con người là có hạn còn tri thức lại vô hạn. Con người dù nỗ lực hết mình cũng chỉ có thể chiếm lĩnh một phần kho tri thức ấy, những điều con người chưa biết là vô tận, bởi thế, việc học sẽ không có điểm kết thúc.
3. Ý nghĩa của câu nói đối với mỗi con người.
“Học tập là cuốn vở không trang cuối” là phương châm sống cần có của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
Nếu tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập, chắc chắn con người không thể tiến xa trên con đừng tri thức. Nghĩa là sự hiểu biết sẽ cạn hẹp, bản thân dễ bị thời gian phủ nhận, người khác sẽ vượt qua, đánh mất cơ hội thành công.
Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống ban thân và những người quanh ta.
Có nhiều người xem thường việc học, không chịu học tập nghiêm túc, thiếu ý chí trong học tập. Họ lười biếng trong học tập, chỉ học đối phó, không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng. Bởi thế, hiểu biết cạn hẹp, kỹ năng yếu kém, thường vấp váp khó khăn, thất bại trong cuộc sống. Những ngừi như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học nhận thức và hành động:
Hãy coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình. Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học (chìa khóa để học tập suốt đời) Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần thiết ở người lao động mới).
Để học tập hiệu quả, cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao. Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành. Có kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống. Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất (học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet…)
- Kết bài:
Sự khổ nhọc trong học tập chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học là mãi mãi. Không có gì đáng quý hơn kiến thức. Cũng không có gì có giá trị hơn sự hiểu biết kiến thức. Kiến thức mở ra cơ hội, mở ra con đừng sống. Bởi thế hãy kiên trì học tập. Đừng bao giờ chán nản, bỏ cuộc trên con đừng học tập bởi “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Nghị luận: Cần phải học thật nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn rất ít (M.Mongtetxkio)