luyen-tap-viet-doan-van-chung-minh-ngu-van-7

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (đầy đủ) – SGK Ngữ văn 7

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Mỗi học sinh viết một đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong số các đề sau đây:

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.

Đề 3: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối.

Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

II – THỰC HÀNH TRÊN LỚP

1. Mỗi học sinh đọc đoạn văn đã chuẩn bị cho các bạn trong tổ nghe và góp ý.

2. Đọc và sửa chung trước lớp một số đoạn văn dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.


* Soạn bài:

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

I. Đoạn văn thuyết minh.

1.

a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

– Diễn đạt chính xác và trong sáng.

– Gợi cảm và hấp dẫn.

2. Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh.

– Giống nhau: Cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.

– Khác nhau:
+ Đoạn văn thuyết minh thường là giới thiệu để người ta hiểu là chủ yếu.
+ Đoạn văn tự sự thường là kể lại và cảm là chủ yếu.

3. Kết cấu của đoạn văn thuyết minh

Gồm 3 phần:

Mở đoạn

Phát triển đoạn

Kết đoạn

Thông thường thì có 2 phần chính là mở đoạn và phát triển đoạn.

– Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn.

II. Viết đoạn văn thuyết minh.

Câu 1: Phác thảo qua dàn ý đại cương cho bài thuyết minh về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học:

Gợi ý: Có thể nêu những ý sau:

a. Về một nhà khoa học:

– Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

– Giới thiệu con đường khoa học của nhà khoa học đó.

– Những đóng góp của ông (bà) cho khoa học.

– Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

b. Về một tác phẩm văn học

– Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

– Thể loại.

– Thuyết minh về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– Đánh giá về tác phẩm.

Câu 2: Thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học.

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…).

Thân bài

Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

– Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…

– Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

Phong cách nghệ thuật:

– Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

– Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

Kết bài

– Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

– Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

III. Luyện tập

Xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – văn thuyết minh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang