Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ăn cây nào rào cây ấy

an-cay-nao-rao-cay-ay

Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Ăn cây nào rào cây ấy”

  • Mở bài:

– Sống trong xã hội, con người cần có thái độ hòa hợp, tôn trọng và cống hiến cho tập thể. Nhằm khuyên con người điều này, tục ngữ xưa khuyên rằng : “Ăn cây nào rào cây ấy”. Đây là một quan niệm sống khiến ta không ngừng suy nghĩ và lựa chọn cách sống đúng đắn trong cuộc sống ngày nay.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

+ Ăn: chỉ sự hưởng thụ quyền lợi

+ Rào : chỉ công sức giữ gìn, bảo vệ nơi ta đang hưởng thụ quyền lợi

→ Đây là lời khuyên về đạo đức, lối sống, đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người được hưởng lợi ích Hễ nơi nào hoặc ai cho ta hưởng quyền lợi gì thì ta phải phục vụ cho người ấy, nơi ấy. Người được thừa hưởng cần phải xác định tinh thần trách nhiệm của mình

2. Bàn luận:

– Ăn cây nào rào cây ấy chính là bảo đảm được quyền lợi của mình. Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào nơi họ đang được hưởng thụ lợi ích. Đó là mối quan hệ tương ứng, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể chấp nhận việc chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp công sức. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô ơn

– Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” đồng thời cũng thể hiện một thái độ hẹp hòi, một quan niệm sống cá nhân, ích kỉ, chỉ bó hẹp ở một phạm vi nhỏ. Thái độ đó có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho quyền lợi chung của tập thể. Câu tục ngữ nhấn mạnh đến việc hưởng thụ quyền lợi chỉ giới hạn trách nhiệm ở những nơi mình có được lợi ích, quyền lợi. Quan niệm như vậy để dẫn đến lối sống bàng quan, thò ơ, tiêu cực

3. Bài học nhận thức:

– Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” có khía cạnh đúng nhưng cũng có khía cạnh sai. Cần phải có cách hiểu đúng đắn hơn, toàn diện hơn với câu tục ngữ này. Không nên “ăn cây táo rào cây sung” nhưng cũng không nên “ăn cây nào rào cây ấy”. Cần biết cân đối các mối quan hệ sao cho hòa hợp, đảm bảo sự tiến bộ của bản thân và cộng đồng.

– Ngày nay, vấn đề trách nhiệm của mỗi người cần được hiểu rộng hơn. Đó là trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Cần phải có lối sống vị tha (mình vì mọi người); phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân. Biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng. Biết chia sẻ hơn là ích kỉ cá nhân. Giọt nước sẽ không bao giờ cạn nếu hòa mình vào đại dương rộng lớn.

  • Kết bài:

– Bản thân luôn phấn đấu nâng cao ý thức về nghĩa vụ trách nhiệm đối với tập thể, đối với xã hội. Quyết tâm rèn luyện lối sống vô tư, vị tha, nhiệt tình cống hiến tâm trí, sức lực cho mọi người và cho đất nước. Biết tôn trọng bản thân và sống vì người khác. Chỉ khi biết cho đi, bạn mới có thể giữ được các giá trị ở bên mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.