Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) (Bài 1, Ngữ văn 6, tập 1, Chân trời sáng tạo)

bai-1-doc-mo-rong-theo-the-loai-banh-chung-banh-giay-truyen-thuyet

Đọc mở rộng theo thể loại:

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)

* Nội dung chính: Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, qua đó phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Tóm tắt:

Vào đời vua Hùng thứ sáu, nhà vua lúc về già có ý định truyền ngôi cho con trai. Để chọn ra người phù hợp, nhân lễ cúng Tiên vương, nhà vua truyền rằng người nào đem được lễ vật cúng Tiên vương vừa ý nhà vua sẽ được truyền ngôi. Các hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ. Duy chỉ có Lang Liêu – người con thứ mười tám, từ nhỏ đã mất mẹ, quen làm việc đồng áng không biết phải làm thế nào. Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được thần mách bảo rằng chàng hãy làm loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và nặn thành hai thứ bánh. Bánh tròn tượng trưng cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất. Ngày lễ đến, tất cả các anh dâng lễ vật nhưng tất cả đều không vừa ý vua cha, đến lượt Lang Liêu dâng lễ. Vua cha thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn làm lễ vật tế lễ và truyền lại ngôi vàng cho chàng. Kể từ đó việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam vào mỗi ngày lễ Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.

Bố cục:

– Phần 1: Từ đầu đến “chứng giám”: Nhà vua ra cuộc thi để chọn ra người truyền ngôi.
– Phần 2: Tiếp theo đến “hình tròn”: Các Lang và Lang Liêu tìm các lễ vật
– Phần 3: Phần còn lại: Ý nghĩa và tục lễ làm bánh chưng, bánh giầy.

Hướng dẫn đọc:

1. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ – Hùng Vương thứ VII, tên là Lang Liêu là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng, bánh giầy.
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. – Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ngày nay” – Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

2. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất – Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng – Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ – Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.