Thực hành Tiếng Việt Bài 1: Từ đơn, Từ phức, Từ láy, Từ ghép, Thành ngữ (Bài 1, Ngữ văn 6, tập 1, Chân trời sáng tạo)

bai-1-thuc-hanh-tieng-viet-tu-don-tu-phuc-tu-lay-tu-ghep-thanh-ngu

Thực hành Tiếng Việt:

TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC, TỪ LÁY, TỪ GHÉP, THÀNH NGỮ.

Câu 1. Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa.

(Thánh Gióng)

Trả lời:

– Từ đơn: chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên.

– Từ phức: vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa.

Câu 2. Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:

Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.

(Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Trả lời:

– Từ ghép: dự thi, nhanh tay, giần sàng, bắt đầu, nồi cơm, cành cong, cánh cung, dây lưng.

– Từ láy: nho nhỏ, khéo léo.

Câu 3. Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:

a. Ngựa.

b. Sắt.

c. Thi.

d. Áo.

Cho biết nghĩa của từ ghép tạo ra có gì khác so với nghĩa của tiếng gốc?

Trả lời:

Tạo ra từ ghép:

a. Ngựa vằn.

b. Sắt thép.

c. Thi tài.

d. Áo vải.

Nghĩa của các từ ghép tạo ra ở trên đều có phạm vi hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc.

Câu 4. Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây:

a. Nhỏ.

b. Khỏe.

c. Óng.

d. Dẻo.

Cho biết nghĩa của từ láy mới tạo ra có gì khác so với nghĩa của tiếng gốc?

Trả lời:

– Tạo ra từ láy:

a. Nhỏ nhắn.

b. Khỏe khoắn.

c. Óng ả.

d. Dẻo dai.

– Nghĩa của từ ghép tạo ra có phạm vi:

a. Nhỏ nhắn giảm nghĩa so với nhỏ.

b. Khỏe khoắn tăng nghĩa so với khỏe.

c. Óng ả tăng nghĩa so với óng.

d. Dẻo dai tăng nghĩa so với dẻo.

Câu 5. Trong câu văn “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoát leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ.” Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì người đọc không thể hình dung động tác của người dự thi rõ hơn. Vì từ “thoăn thoắt” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo và tốc độ cực nhanh của người dự thi nên không thể thay thế bằng từ khác được.

Câu 6. Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.” Nếu dùng từ “khéo” bằng từ “khéo léo” thì độ khéo của người dự thi sẽ giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?

Trả lời:

– Nếu dùng từ “khéo” bằng từ “khéo léo” thì độ khéo của người dự thi sẽ giảm xuống. Vì từ “khéo léo” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo, có nghĩa tăng hơn so với từ “khéo” nên không thể thay thế bằng từ “khéo” được.

Câu 7. Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp:

Trả lời:

1 + c: Chết như rạ: Chết rất nhiều.

2 + đ: Mẹ tròn con vuông: Việc sinh nở thuận lợi, tốt đẹp.

3 + d: Cầu được ước thấy: Điều mong ước trở thành hiện thực.

4 + b: Oán nặng thù sâu: Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất sâu nặng.

5 + a: Nhanh như cắt: Nhận xét ai làm gì rất nhanh.

Câu 8. Đặt câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Trả lời:

Nghĩa quân Lam Sơn với sự đồng sức đồng lòng đã giành chiến thắng vẻ vang ở Chi Lăng khiến quân giặc chết như rạ.

Câu 9. Tìm thành ngữ có chứa các từ dưới đây:

a. Nước.

b. Mật.

c. Ngựa.

d. Nhạt.

Trả lời:

a. Nước mặn đồng chua.

b. Mật ngọt chết ruồi.

c. Ngựa quen đường cũ.

d. Nhạt như nước ốc.

Viết ngắn.

Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Trả lời:

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

Chú thích:

– Thành ngữ là những phần được in đậm.

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.