Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro (Bài 10, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo).

bai-10-doc-hieu-van-ban-le-cung-than-lua-cua-nguoi-cho-ro

Đọc hiểu văn bản:

Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro
(In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007)

 

* Nội dung chính: Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Văn bản đã trình bày một cách cụ thể, rõ nét và sinh động lễ hội của người Chơ-ro, đem đến những thông tin bổ ích, hấp dẫn cho người đọc từ đó cho thấy ý nghĩa và nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng.

I. Chuẩn bị đọc.

Câu 1. Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?

Trả lời:

– Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Việt Nam. Xét về vật chất, lúa gạo là lương thực quan trọng nhất, không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Xét về tinh thần, cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, cho ta những món ăn thơm ngon, tạo nên nền ẩm thực đa dạng giúp đời sống tinh thần người Việt phong phú hơn.

Câu 2.  Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.

Trả lời:

– Lễ xuống đồng là nghi thức bộc lộ trực tiếp, rõ nhất trong lễ nghi nông nghiệp và cũng lại rất thực tiễn, tập trung vào một người là “Mẹ lúa”. Ở làng Cổ Tích (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì), Lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch. Lễ vật gồm ván xôi gà và ba bó mạ. Ông chúa đồng là người được dân làng chọn cử, chít khăn đỏ, áo đỏ xuống đồng cấy lúa. Khi Chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào Chúa đồng làm cho Chúa đồng ướt hết, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa. Như vậy, ở lễ xuống đồng này người ta thực hiện luôn cả tục cầu nước.

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu hỏi.  Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

Trả lời:

– Vật liệu: cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa.

– Hình thù: ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lửa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan), hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).

III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin? Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin là văn bản này thuật lại đầy đủ những thông tin, sự kiện của lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro:

+ Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội.

+ Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội.

+ Diễn biến và kết thúc lễ hội.

+ Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống.

– Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền địa phương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.