Thế giới mạng và tôi (Nguyễn Thị Hậu) (Bài 3, Ngữ văn 10, tập 1, Kết Nối Tri Thức)

bai-3-van-ban-the-gioi-mang-va-toi-nguyen-thi-hau-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc

Thực hành đọc:

Thế giới mạng và tôi
(Nguyễn Thị Hậu)

Câu 1. Cách nhìn nhận về thế giới mạng thông qua một trải nghiệm cá nhân.

Trả lời:

Nhận ra muôn mặt của cuộc sống, hoặc khả năng “biến hóa” của chính mình:

+ Trên thế giới mạng, bạn sẽ được thể hiện mọi tính cách, cung bậc cảm xúc…

+ Bạn có thể nhảy từ “nhà” này sang “nhà” khác, ngó nghiêng ngắm nhìn chủ nhà và các mối quan hệ của họ.

+ Nói/viết bằng thứ ngôn ngữ do bạn lựa chọn, chỉ cần được là chính mình trong/tại thời điểm đó.

+ Khả năng chia sẻ và cộng hưởng nhiều lần, từ những món quan hệ “ảo” có thể tìm thấy những người bạn thực sự…

Câu 2. Việc xác định thái độ chủ động trước thế giới mạng.

Trả lời:

– Những gì bạn viết trên mạng phản ánh một phần con người bạn.

– Cũng như trong cuộc sống, những quan điểm của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng. Bạn “ném” ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó.

– Đối diện với cuộc sống phong phú, đa dạng ấy, ta cần phải tỉnh táo để nhận ra giá trị của mình cũng như của mọi người.

Câu 3. Sức hấp dẫn riêng của cách nghị luận dưới hình thức tâm tình, thổ lộ.

Trả lời:

– Biến bài nghị luận tưởng chừng như khô khan trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng, như một cuộc nói chuyện thân mật giữa hai người bạn. Từ đó, thông điệp dễ đi vào lòng người đọc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.