Thực hành tiếng Việt Bài 9: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Bài 9, Ngữ văn 10, tập 2, Kết Nối Tri Thức).

bai-9-phuong-tien-giao-tiep-phi-ngon-ngu-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-2

Thực hành tiếng Việt:

PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ; SƠ ĐỒ.

Câu 1. Quan sát sơ đồ sau và chỉ ra tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ.

Trả lời:

– Các phương tiện phi ngôn ngữ trong sơ đồ có tác dụng khái quát hóa những mục tiêu cần đạt được của các lĩnh vực tài chính, sở thích, cống hiến, công việc và gia đình trong tương lai. Với các mốc thời gian là 5 năm, 10 năm và 15 năm, mỗi lĩnh vực sẽ có một mục tiêu khác nhau cần hoàn thành.

Câu 2. Tưởng tượng về cuộc sống của bạn trong 30-40 năm tới và trực quan hóa những tưởng tượng đó bằng các phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

Học sinh tự tưởng tượng về vẽ sơ đồ bằng các phương tiện phi ngôn ngữ dựa vào các gợi ý sau:

– Xác định mục đích, mục tiêu, các mốc thời gian quan trọng, những lựa chọn cần thiết của cuộc đời trong 30-40 năm tới.

– Lựa chọn biểu đồ, sơ đồ thích hợp và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để hoàn thành sơ đồ về cuộc sống của bản thân trong 30-40 năm tới.

Câu 3. Thiết kế một biểu đồ hoặc sơ đồ dựa trên các thông tin trong đoạn trích sau:

Một giọt mưa chưa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chưa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta (về cái đã làm cho tôi giống cha của mình); và não của tôi tràn ngập những thông tin được tích lũy từ trải nghiệm của tôi.

(Các-lô Rô-ve-li, Về chính chúng ta)

Trả lời:

so-do.nv10

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.