Cảm hứng triết luận trong thơ.

cam-hung-triet-luan-trong-tho
Ngành Triết học là gì?

Cảm hứng triết luận trong thơ.

Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm. Trước hết nó được hiểu khi gắn với khái niệm “thơ trữ tình triết học” của Block, Schiller, Bretch, Rilke, Baudelaire, Valéry, Claudel… Hay khái niệm “trữ tình trí tuệ” của các nhà thơ Đức. Sau đó Arnauđốp bổ sung: “Vào thời cận đại, chúng ta ngày càng bắt gặp nhiều hơn trong trữ tình những mô tip dắt dẫn ta vào vương quốc của các tư tưởng. Như Ghugô nói, ở những chỗ lý tính thường không được thỏa mãn thì cảm xúc ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự thỏa mãn, để tìm ra được khoái cảm trong một điều gì đó chúng ta nhất thiết phải suy nghĩ tạo ra một trong những nguyên nhân của tiến bộ đạo đức và thẩm mỹ”.

Đến đây chúng ta có thể hiểu, tính triết luận sẽ có được khi: cảm xúc của nhà thơ thăng hoa trong lúc suy nghĩ, phân tích, giải thích, biện luận những vấn đề hiện thực cụ thể mà nhà thơ trải qua. Như vậy triết luận là một yếu tố để cấu thành nên văn bản văn học chứ không phải là toàn bộ nội dung của văn học.

“Triết” là triết lí, “luận” là bàn luận; “triết luận”, có thể hiểu chung lại là triết lí và bàn luận. Thông thường nhà thơ triết lí và bàn luận về những vấn đề con người và xã hội.

Cảm hứng triết luận là hứng thú được tranh luận, biện giải khi bắt gặp những chất liệu cuộc sống, những vấn đề nhân sinh và xã hội gần gũi với những chiêm nghiệm, suy tư lâu dài của nhà thơ, được nhà thơ sáng tạo thành các tứ thơ. Như vậy, triết luận chính là chất lý trí, chất trí tuệ cao có giá trị nhận thức mới mẻ, sâu sắc.

Khi cảm hứng triết luận trở thành cảm hứng chủ đạo thì tác phẩm sẽ mang hơi hướng của sự phân tích, biện giải và tính triết lí sẽ xuất hiện thường xuyên ở các tác phẩm làm nên nét riêng của nhà thơ. Đến đây, nhà thơ nào có vốn sống, vốn văn hóa, vốn triết học cao và biết vận dụng những vốn đó sáng tạo thì cảm hứng triết luận sẽ định hình tư duy triết luận độc đáo làm nên phong cách riêng của nhà thơ. Những nhà thơ như vậy thường được gọi trân trọng là “nhà thơ trí tuệ” hay “nhà thơ triết lý”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.