Giọng điệu trong thơ

Giọng điệu trong thơ

Nhà nghiên cứu Khrapchencô đã từng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó”.

1. Giọng điệu là gì?

– Giọng điệu (tiếng Anh: tone) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…

– Chẳng hạn, trong thơ tình yêu của Thế Lữ, theo Hoài Thanh, có giọng điệu “lẳng lơ mà xa vời và thiếu tình ấm áp” thể hiện ở cách gọi thiếu nữ là cô em, do chưa đủ thân mật để gọi bằng em; giọng điệu ngọt ngào, êm ái trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, giọng điệu suồng sã, đay nghiến trong Chí Phèo của Nam Cao, giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong “Vịnh khoa thi hương” của Tú Xương…

2. Vai trò của giọng điệu trong tác phẩm văn học.

– Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẳm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sấp xếp trong hệ thống nhân vật.

– Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu. Ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp diệu,… chỗ ngừng. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu.

– Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường da dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.