Hoàn cảnh sáng tác và bố cục Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

hoan-canh-sang-tac-va-bo-cuc-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-cua-pham-tien-duat

Hoàn cảnh sáng tác và bố cục “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

1. Hoàn cảnh sáng tác:

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất khốc liệt. Bài thơ nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa (1970) của tác giả.

Khi in lại bài thơ này, có nhà biên tập có ý muốn bỏ đi ba chữ đầu tiên, chỉ để lại “Tiểu đội xe không kính”, vì cho rằng “ba chữ bài thơ về là thừa ra, vì ai đọc lên chẳng biết đây là bài thơ”. Như vậy là chưa hiểu được ý của tác giả. Ở bài thơ này, để nói sự lạc quan của lính vận tải trên đường Trường Sơn, tác giả nhìn thực tế bằng con mắt chiến sĩ lái xe: Mọi gian khổ, khó khăn chỉ là chuyện vặt, xe không có kính có cái hay, cái được mà xe có kính không có! Hay nói một cách khác, tác giả viết bài thơ này để ngợi ca tiểu đội xe không kính mà nội dung sự ngợi ca đó đã báo trước trong ba chữ bài thơ về nằm ở đầu đề

2. Bố cục:

Bài thơ gồm có bảy khổ, viết theo thể thơ tự do, có thể chia nội dung thành 4 phần:

– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Tư thế ung dung, lạc quan của những người lính lái xe.

– Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Thái độ bất chấp, coi thường, hiên ngang trước những khó khăn gian khổ.

– Phần 3 (2 khổ thơ tiếp): Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính lái xe.

– Phần 4 (còn lại): Tình yêu nước thiết tha và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù của người lính lái xe.

Cảm nhận ý nghĩa Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.