Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 11, Chân trời sáng tạo

ke-hoach-day-hoc-mon-ngu-van-11-chan-troi-sang-tao
TRƯỜNG …………………………………….
TỔ ………………
Giáo viên: …………………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
Năm học 2023 2024

  1. Kế hoạch dạy học.
  2. Phân phối chương trình.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 11, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Cả năm: 105 tiết. Học kì I: 54 tiết. Học kì II: 51 tiết

HỌC KÌ I.

Bài học  Tiết Yêu cầu cần đạt Thiết bị

dạy học

Ghi chú

Bài 1:

THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN

(Tuỳ bút, tản văn)

(9 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

2 – Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

– Giải thích được nghĩa của từ.

– Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

– Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

– Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

– Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Cõi lá (Đỗ Phấn)

1,5
Đọc kết nối chủ điểm + HD Đọc mở rộng:

– Trăng sáng trên đầm sen (Chu Tự Thanh).

– Chiều xuân (Anh Thơ).

1
Thực hành Tiếng Việt:

Cách giải thích nghĩa của từ

1
Từ đọc đến viết.
Viết:

– Viết văn bản thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

2
Nói và nghe:

– Giới thiệu về một tác phẩm  văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật

– Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm cuả người nói; nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ

1
Ôn tập. 0,5

Bài 2:

HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI

(Văn bản nghị luận)

(12 tiết)

Đọc văn bản 1:

Một cây bút và một quyển sách có thể làm thay đổi thế giới (Ma-la-la Diu-sa-phdai)

3 – Nhận biết và đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết và phân tích được nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa của văn bản.

– Thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do; liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.

– Nhận biết, đánh giá được cách giải thích nghĩa của từ trong các trường hợp cụ thể.

– Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ,

– Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

– Có ý thức trong việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân, quan tâm và xác định các mục tiêu phần đầu cho tương lai.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Người trẻ và hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng).

2
Đọc kết nối chủ điểm:

– Công nghệ AI của hiện tại và tương lai (Văn bản thông tin)

1
Thực hành Tiếng Việt:

– Giải thích nghĩa của từ.

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

Hình tượng “ông già và biển cả” – khát vọng chinh phục thế giới của con người (Lê Lưu Oanh).

0,5
Viết:

– Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

3
Nói và nghe:

– Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

1
Ôn tập. 0,5

Bài 3:

KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ

(Truyện thơ)

(10 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái).

2,5 – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,…

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản truyện thơ.

– Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.

– Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Biết giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.

– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

– Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Trích Bích Câu kì ngộ Vũ Quốc Trân)

2
Đọc kết nối chủ điểm:

– Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương).

1
Thực hành Tiếng Việt:

– Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng.

– Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (Trích Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam).

0,5
Viết:

– Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)

3
Nói và nghe:

– Giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.

1
Ôn tập. 0,5

Bài 4:

VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC

(Văn bản Thông tin)

(10 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một (Theo Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà).

1,5 – Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

– Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.

– Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

– Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; biết trình bày báo cáo về một vấn đề xã hội/ tự nhiên.

– Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Đồ gốm gia dụng của người Việt (Phan Cẩm Thượng).

2,5
Đọc kết nối chủ điểm:

– Chân quê (Nguyễn Bính).

0,5
Thực hành Tiếng Việt:

Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu.

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (Vũ Hoài Đức).

0,5
Viết:

– Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên

2,5
Nói và nghe:

– Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên

1
Ôn tập. 0,5
 

 

 

 

Bài 5:

BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG

(Bi kịch)

(11 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng).

2 – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản kịch.

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

– Phân tích được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết.

– Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (ví dụ: tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

– Trân trọng lẽ sống cao đẹp; có ý thức suy nghĩ và thể hiện chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Sống hay không sống – đó là vấn đề (Trích Hăm-lét – Sếch-xpia).

2
Đọc kết nối chủ điểm:

– Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ).

 

0,5

Thực hành Tiếng Việt:

– Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Âm mưu và tình yêu (Trích Âm mưu và tình yêu – Si-le).

0,5
Viết.

– Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (vở kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

2
Nói và nghe:

– Giới thiệu một tác phẩm văn học (vở kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) theo lựa chọn cá nhân

 

1

 

Ôn tập.
Ôn tập và kiểm tra giữa kì. – Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Ôn tập và kiểm tra cuối kì: 3 tiết – Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

  Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương

 HỌC KÌ II.

Bài học Tiết Yêu cầu cần đạt Thiết bị

dạy học

Ghi chú

Bài 6:

SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA

(Truyện ngắn)

(12 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Chiều sương (Bùi Hiển)

3 – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,..

– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

– Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

– Biết trình bày về một vấn đề sinh thái – xã hội.

– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nếu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

– Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

Máy tính, tivi
Đọc văn bản 2:

– Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

3
Đọc kết nối chủ điểm:

– Tảo phát Bạch Đế thành (Lý Bạch).

0,5
Thực hành Tiếng Việt:

– Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Kiến và người (Trần Duy Phiên).

0,5
Viết:

– Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

2,5
Nói và nghe:

– Trình bày ý kiến về một vấn đề sinh thái – xã hội

1
Ôn tập. 0,5

Bài 7:

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY

(Truyện thơ Nôm; Tác phẩm của Nguyễn Du)

(14 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

3 – Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,…

– Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

– So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề đề hiểu sâu hơn văn bản được đọc; vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam đề nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

– Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối.

– Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật): trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

– Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật).

– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

– Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.

Đọc văn bản 2:

– Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du).

3
Đọc kết nối chủ điểm:

– Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu).

1
Thực hành Tiếng Việt:

– Biện pháp tu từ đối: đặc điểm và tác dụng

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1
Viết:

– Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật

3
Nói và nghe:

– Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật

1
Ôn tập. 1

Bài 8:

 CÁI TÔI LÀ MỘT THẾ GIỚI

(Thơ có yếu tố tượng trưng)

(10 tiết)

 

Đọc văn bản 1:

– Nguyệt cầm (Xuân Diệu).

2,5 – Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.

– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

– So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề đề hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

– Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); nếu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.

– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nếu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

– Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.

Đọc văn bản 2:

– Thời gian (Văn Cao).

1,5
Đọc kết nối chủ điểm:

– Ét-va Mun-chơ và “Tiếng thét” (Su-si Hút-gi).

1
Thực hành Tiếng Việt:

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Gai (Mai Văn Phấn)

0,5
Viết:

– Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)

2
Nói và nghe:

– Giới thiệu một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) theo lựa chọn cá nhân

 

 

1

Ôn tập. 0,5

Bài 9:

NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC

(Truyện kí, tự truyện)

(11 tiết)

Đọc văn bản 1:

– Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ).

2,5 – Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Nhận biết và sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.

– Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

– Biết thảo luận, tranh luận một cách có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

– Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.

Đọc văn bản 2:

– Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki).

3
Đọc kết nối chủ điểm:

– Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh).

0,5
Thực hành Tiếng Việt:

– Lỗi về thành phần câu và cách sửa

1
Từ đọc đến viết.
Hướng dẫn đọc mở rộng:

– Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).

0,5
Viết:

– Viết văn bản thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

4
Nói và nghe:

– Thuyết minh về một đối tượng hoặc một quy trình hoạt động

1
Ôn tập 0,5
Ôn tập và kiểm tra giữa kì:  tiết – Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Ôn tập và kiểm tra cuối kì: 3 tiết – Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong năm học, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương

* Kiểm tra, đánh giá định kì.

Bài kiểm tra,
đánh giá
Thời gian Thời điểm Yêu cầu cần đạt Hình thức
Giữa học kì 1 90 phút Tuần 9  – Đọc hiểu các kiểu loại văn bản:

– Sử dụng    trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Tự luận
Cuối học kì 1 90 phút Tuần 18 – Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: tuỳ bút, tản văn, VB nghị luận, Truyện thơ, VB Thông tin, Bi kịch.

– Sử dụng: giải thích nghĩa của từ, Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói, Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói trong hoạt động đọc, viết.

– Viết văn bản thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên; Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (vở kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim).

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Tự luận
Giữa học kì 2 90 phút Tuần 27 – Đọc hiểu các kiểu loại văn bản:

– Sử dụng    trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Tự luận
Cuối học kì 2 90 phút Tuần 35 – Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: Truyện ngắn, Truyện thơ Nôm; Tác phẩm của Nguyễn Du, Thơ (có yếu tố tượng trưng), Truyện kí, tự truyện

– Sử dụng: Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, Biện pháp tu từ đối, lặp cấu trúc, Lỗi về thành phần câu và cách sửa trong hoạt động đọc, viết.

– Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học; Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật; Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); Viết văn bản thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Tự luận

 

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

(Kí và ghi họ tên)

 

…………………………………………………

HIỆU TRƯỞNG

(Kí và ghi họ tên)

 

……………………………………………….

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.