Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-cach-mang-thang-tam-nam-1945-den-het-the-ki-xx

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

A. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975:

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945 – 1975:

Cuộc cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời mở ra một nền văn học mới (nền văn học thống nhất giữa sáng tạo cá nhân với yêu cầu của nhân dân và thời đại – thống nhất về tư tưởng dưới sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng – và thống nhất về phương pháp sáng tác hiện thưc xã hội chủ nghĩa).

– Từ 1945 – 1975: Thời gian ba mươi năm chống ngoại xâm:

+ Từ 1945 – 1954: chống thực dân Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 (05/1954).

+ Từ 1955 – 1975: chống đế quốc Mỹ và kết thúc bằng chiến thắng mùa xuân 1975 (30/4/ 1975).

=> Văn học đã phục vụ đắc lực cho hai cuộc chiến và tạo nên thế hệ nhà văn kiểm mới: nhà văn – chiến sĩ.

+ Từ 1955 – 1964: Thời gian nhân dân miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Văn học phản ánh chân thực không khí lạc quan, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống mới, con người mới.

*  Bối cảnh lịch sử giai đoạn này đã có tác dộng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và văn học nghệ thuật. Văn học đã theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nưóc và đạt đưọc nhiều thành tựu to lớn.

II. CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC 1945-1975:

Chặng đường từ 1945 — 1954: chặng đường kháng chiên chống thực dân Pháp và chặng đầu của nền văn học mới:

Văn học những ngày đầu đất nước độc lập: chủ đề bao trùm là ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương vì nước quên minh…

Thành tựu:

Về văn xuôi: Khai thác sâu rộng hình ảnh cuộc sống kháng chiến gian khổ, lạc quan; con người kháng chiến anh hùng; đặc biệt là hình ảnh người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.

Tác phẩm tiêu biểu: “Trận phố Ràng” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao); “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi); “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)

Thơ: thể hiện cảm hứng yêu nước nồng nàn và chất trữ tình sâu lắng khi ca ngợi nhân dân kháng chiến.

Tác phẩm tiêu biểu: “Tây Tiến” (Quang Dũng); “Bên kia sông Đuống” (Hoàng cầm); “Đồng chí” (Chính Hữu); “Đất nước” (Nguyễn Dinh Thi); “Việt Bắc” (Tố Hữu)

Kịch: Phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.

– Tác phẩm tiêu biểu: “Bắc Sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng).

Lý luận, nghiên cứu, phê hình văn học: chua phát triển nhưng đã có một số tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.

– Tác phẩm tiêu biểu: “Chủ nghĩa Mác và vấn dề văn hoá Việt Nam” (Trường Chinh), “Mấy vấn đề nghệ thuật” (Nguyễn Đình Thi)

Chặng đưòng 1955 – 1964: văn học phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất mróc nhà:

Văn học tập trung thể hiện hình ảnh của người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong cuộc sống mới với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.

Thành tưu:

Văn xuôi: phát triển mạnh, đề tài được mở rộng ra nhiều phạm vi.

Các tác phẩm tiêu biểu theo đề tài như:

– Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc); “Sống mãi với Thủ đô” (Nguyễn Huv Tưởng); “Cao điểm cuối cùng” (Hữu Mai)…

– Đề tài về cuộc sống trước Cách mạng tháng Tám: “Vỡ bờ’” (Nguyễn Đình Thi); “Cửa biển” (Nguyên Hồng); “Mười năm” (Tô Hoài).

– Đề tài về cuộc sống xây dựng Chủ nghĩa xã hội: “Tầm nhìn xa” (Nguyễn Khải); “Cái sân gạch” (Đào Vũ)…

– Đề tài về miền Nam ruột thịt: “Một chuyện chép ỏ’ bệnh viện” (Bùi Đức Ái); “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) .. .

Thơ : đạt nhiều thành quá, nhiều tác phẩm có giá trị về cảm hứng ca ngợi đất nước giàu đẹp, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau vì đất nước bị chia cắt.

Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu); “Riêng chung” (Xuân Diệu); “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên); “Bài thơ Hắc Hải” (Nguyễn Đình Thi)…

Kịch nói: có một số tác phẩm được dư luận chú ý

Tác phẩm: “Một đảng viên” (Học Phi); “Nổi gió” (Đào Hồng cẩm)….

Chặng đường 1965 – 1975: Văn học phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ với chủ đề bao trùm là ca ngọi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam.

Văn xuôi: tham gia tích cưc vào cuộc đấu tranh của dân tôc, sáng tạo nên những tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Hòn đất” (Anh Đức); “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành); “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu).

Thơ: đạt nhiều thành tưu lớn, các thế hộ nhà thơ dều ra trân, sáng tạo đậm nét hình tượng đất nước và nhân dân anh hùng.

Các tâp thơ: “Ra trận” (Tố Hữu); “Những bài thơ đánh giặc” (Chế Lan Viên); “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Diềm); “Gió lào cát trắng” (Xuân Quỳnh)…

Kịch: có nhiều thành tưu đáng ghi nhân:

– “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đôi mắt” (Vũ Dũng Minh), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng cẩm)

III. THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC 1945-1975:

Văn học Việt nam giai đoạn 1945 – 1975 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện sinh động hình ảnh con người Viêt Nam trong chiến đấu và lao động.

Nền văn học có sự tiếp nối và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tường lớn cùa dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

Nền văn học cũng đã đạt được những thành tựu lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác. Đặc biệt là sự xuất hiện những tác phấm lớn mang tầm vóc thời dại.

IV. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC 1945 – 1975:

Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.

Ba mươi năm chiến tranh bảo vệ đất nước đã kiến tạo nền văn học mới theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” cùng với kiểu nhà văn mới : nhà văn – chiến sĩ.

Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là văn học phải là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải gắn bó với đất nước, nhân dân và đem ngòi bút phục vụ dân tộc.

Hiện thực cách mạng đã đem đến nguồn cảm hứng mới cho văn học tập trung vào hai đề tài lớn:

+ Đề tài Tổ quốc: Bảo vệ đất nước đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Văn học đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ kháng chiến. Những tình cảm của con người ở đây là biểu hiện tình cảm lớn của thời đại (tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân, đất nước, Đảng…). Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.

+ Đề tài chủ nghĩa xã hội: Văn học phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc với hình ảnh của những con người mới, mối quan hệ mới giữa người lao động, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người lao động v.v…

Nền văn học hướng về đại chúng. Đại chúng là đối tượng phản ánh, phục vụ và cung cấp lực lượng sáng tác của văn học.

Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, thể hiện niềm vui, tự hào của quần chúng và diễn tả vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất anh hùng của họ.

Thể hiện quan niệm mới: đất nước là của nhân dân. (Đó là nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới).

Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

a) Tác phẩm thể hiện chất sử thi:

+ Đề tài: chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân và lợi ích sống còn của dân tộc.

+ Nhân vật chính đại diện cho lý tưởng và khát vong của cộng đồng; có tính cách, có phẩm chất cao quý: yêu nước, yêu thương nhân dân, kiên cường bất khuất, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nước vì dân, giàu lòng nhân ái…

+ Nhà văn nhân danh cộng đồng để khẳng định, ngợi ca những anh hùng với chiến công chói lọi.

+ Lời văn sử thi: trang trọng, sôi nổi; hình tượng chói lọi, hào hùng.

b) Tác phẩm thể hiện cảm hứng lãng mạn:

+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi dầy cảm xúc, ca ngợi lý tường của cuộc sống và con người, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn của cách mạng.

+ Con người trong giai đoạn này tuy sống trong thực tại đầy gian khổ nhưng tâm hồn luôn hướng về tương lai; trong chiến đấu nghĩ về chiến thắng; trong khó khăn nghĩ về độc lập tự do, vượt lên mọi gian lao, lạc quan trong sáng, lập nhiều chiến công chói lọi.

=> Tóm lại: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong hoàn cánh chiến tranh vô cùng ác liệt. Nhiệm vụ hàng Đầu phải là tiếng kèn xung trận, phải tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho nhân dân. Văn học giai đoạn này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang đó, “xứng dáng dứng vào hàng tiên phong của những nền văn học chống đế quốc trong thời đại ngày nay”.

B. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX:

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, VĂN HÓA:

Đại thắng mùa xuân năm 1975: đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ 1975 – 1985: 10 năm đầu là khoảng thòi gian đất nước gặp muôn vàn khó khăn và thử thách – nhất là về kinh tế.

Từ 1986, với tinh thần đổi mới từ đại hội Đảng lần VI, nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đồng thời có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới, thúc đẩy văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với tình hình mới của đất nước.

II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN BAN ĐẦU VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU

Những chuyển biến của giai đoạn sau 1975:

+ Quan điểm văn nghệ có những thay đổi lớn; văn học có cơ hội tiếp xúc rộng rãi với thế giới.

+ Đổi mới về ý thức nghệ thuật, từ tư tưởng, thẩm mỹ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật.

+ Chuyển biến trong quan điểm về con người: con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và trong quan hệ đời thường…

Thành tựu:

Thơ ca:

Phong trào viết trường ca nở rộ, tạo được tiếng vang trên thi đàn là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca. Lớp nhà thơ mới sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, dần khẳng định vị trí của mình.

Tác phẩm tiêu hiểu: “Di cảo thơ” (Chế Lan Viên), “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Tự hát” (Xuân Quỳnh)…

=> Tóm lại, thơ sau 1975 đến hết XX cũng tạo được diện mạo mới tuy còn khá ngổn ngang, bề bộn.

Văn xuôi:

Văn xuôi có nhiều khỏi sắc hơn thơ ca. Cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận đời sống trong tiểu thuyết, truyện ngắn có nhiều đối mới, có nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

Tác phẩm tiêu biểu: “Đứng trước biển’’ (Nguyễn Mạnh Tuân), “Cha và con, và… ” ,“Gặp gỡ cuối năm” (Nguyễn Khải) – “Thời xa vắng” (Lê Lựu) “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy Thiệp), “Cỏ lau”, “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)…

Thể loại phóng sự điều tra phát triển mạnh mẽ. Tác phẩm tiêu biểu: “Lời khai của bị can ” (Trần Huy Quang), “Cái đêm hôm ấy đêm gì ?” (Phùng Gia Lộc)…

Kí cũng phát triển và dạt được thành tựu mới. Tác phẩm tiêu biểu: “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều” (Tô Hoài); “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)…

Kịch nói cũng phát triển mạnh mẽ. Tác phẩm tiêu biếu: “Mùa hè ở biển” (Xuân Trình) – “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)…

Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đối mới. Tác phẩm tiêu biểu: “Phê bình văn học” (Nguyễn Đình Thi)…

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.

Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học đặc biệt đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.

Đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống. Quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh đời thường.

Văn học phát triển da dạng hơn về đề tài, chủ đề. Phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, có nhiều tìm tòi đổi mới về thuật, ngôn ngữ. Văn học gắn nhiều với hiện thực đời thường hơn v.v…

Cách viêt về chiên tranh, cách tiếp cận đời sống trong tiểu thuyết truyện ngắn có nhiều đối mới, có nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

Tác phẩm tiêu biểu: “Đứng trước biển” (Nguyễn Mạnh Tuấn) – “Cha và con, và… ” ,“Gặp gờ cuối năm” (Nguyễn Khải) – “Thời xa vắng” (Lê Lựu) “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy Thiệp) – “Cỏ lau”, “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)…

Thể loại Phóng sự điều tra phát triển mạnh mẽ. Tác phẩm tiêu biêu: “Lời khai của bị can” (Trần Huy Quang), “Cái đêm hôm ấy đêm gì ?” (Phùng Gia Lộc)…

Kí cũng phát triển và đạt dược thành tựu mới. Tác phẩm tiêu biểu: “Cát bụi chân ai” và“Chiều chiều” (Tô Hoài); “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)…

Kịch nói cũng phát triển mạnh mẽ. Tác phẩm tiêu biếu: “Mùa hè ở biển” (Xuân Trình) – “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)…

Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Tác phẩm tiêu biểu: “Phê binh văn học” (Nguyễn Đình Thi)…

C. KẾT LUậN:

Văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, chịu nhiều tác động của bối cảnh khách quan song văn học đã theo sát từng bước đi của lịch sử, gắn chặt với tình hình, nhiệm vụ chính trị của đất nước qua từng giai đoạn và đã đạt được thành tựu xuất sắc, có đóng góp lớn cho quá trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.