Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.

ki-thuc-tren-mat-dat-von-lam-gi-co-duong-nguoi-ta-di-mai-thi-thanh-duong-thoi

Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.

1. Giải thích ý nghĩa câu nói.

+Kì thực trên mặt đất làm gì có đường”: Con đường không tự nhiên mà có  mà do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành.

+ “Người ta đi mãi thành đường”: Là lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện.

Ý nghĩa: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, trở ngại, nếu dũng cảm và kiên trì bước đi, chúng ta có thể có được những con đường mới, cơ hội mới.

2. Bàn luận về cách lựa chọn lối đi.

– Nếu chọn lối đi đã được người ta đi mãi thành đường (lối mòn, lối đi an toàn):

+ Lối đi an toàn, thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, không có cơ hội chinh phục và khám phá.

+ Thế nhưng, chọn lối đi đã thành đường không có nghĩa là bảo thủ, không sáng tạo.

– Nếu chọn lối đi mới mẻ, khác biệt (khai mở, khám phá, chinh phục):

+ Lối đi, cách thức sẽ có nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tạo, thậm chí phải mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro nhưng con người biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Khi thành công con người có được niềm vui, niềm hạnh phúc của người đi tiên phong, người mở đường.

+ Lối đi mới mẻ, khác biệt, chưa ai từng đi không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm.

3. Nhận thức được tính đúng đắn của mỗi quan niệm trên.

– Trong cuộc sống cần rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù hợp với từng tình huống cụ thể của cuộc sống.  Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới.


Bài văn tham khảo:

Nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn suy nghĩ: “Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Em nghĩ thế nào về hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hy vọng” với “con đường”? Hàm ý ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?

  • Mở bài:

– Khái quát về cuộc sống con người với nhiều hoàn cảnh, số phận, nỗi niềm.

– Dẫn đến khái niệm “hy vọng” để trích câu nói của Lỗ Tấn: “Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

– Hai đối tượng được đặt ra trong ý của nhà văn: “Hy vọng” và “Con đường”. Hai đối tượng này gợi liên tưởng về một sự tương đồng khi tác giả dùng từ “cũng giống như”.

“Hy vọng”: là một sự trông chờ, ấp ủ niềm tin những điều mình mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai, những điều này thường không nằm trong giới hạn khả năng của bản thân mà phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, thậm chí là kì tích.

“Con đường”: là lối đi do con người tạo ra nối nơi này đến nơi khác.

“Trên mặt đất vốn làm gì có đường”: lúc ban đầu, mặt đất vốn dĩ là một không gian hoang sơ, ngổn ngang, hỗn mang. Những con đường được tạp thành do người ta đi mãi mà có.

+ “đi mãi” được hiểu là thói quen, nhưng hơn cả cũng cần hiểu đó là sự khám phá, là nhu cầu cải tạo, chinh phục không gian ngổn ngang để tạo nên những con đường. Có sự tác động của con người lên một không gian vốn dĩ chưa được cải tạo.

– Vấn đề đặt ra: “Hy vọng” không thể xác định đâu là thực, đâu là hư. “Con đường” vốn dĩ cũng không có, người ta đi mãi thành có.

→ Hàm ý trong câu nói này: Chỉ cần có hi vọng, con người có thể biến những khó khăn trước mắt thành cơ hội.

2. Bình luận về hàm ý trong câu nói của Lỗ Tấn:

– Hình ảnh “con đường” được so sánh với “hy vọng”:

+ Là một so sánh hết sức độc đáo, vì nhìn nhận đối tượng con đường, người nghe dễ dàng tưởng tượng, đồng thời cách nói như vậy cũng gợi nhiều cách liên tưởng, tưởng tượng khác nhau ở mỗi người.

+ Hy vọng ban đầu có thể chưa có, nhưng bằng nhu cầu, khát vọng trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hy vọng sẽ hình thành trong ý thức chinh phục, sáng tạo của con người.

– Để nuôi dưỡng hy vọng, con người cần phải có niềm tin. Niềm tin sẽ thắp lửa để ấp ủ niềm hy vọng tồn tại và trở thành sự thật. Cũng giống như con đường được đi mãi mà thành, niềm tin hình thành và nuôi dưỡng hy vọng.

– Mặt khác, con người phải có chủ đích tạo ra con đường để đi thì mới có đường mà đi. Những con đường hình thành từ nhu cầu đi lại của con người.

– Tương tự như vậy, hy vọng phải có định hướng và phải được tồn tại bởi mong muốn niềm hy vọng ấy trở thành sự thật.

– Hy vọng là thực hay là hư là do chính khát vọng của con người. Hy vọng sẽ trở thành hiện thực nếu con người nỗ lực thực hiện, nếu không thực hiện thì hy vọng cũng chỉ mãi là hy vọng mà thôi.  Từ đó, ta tạm kết luận: sống trên đời, con người cần phải có hy vọng; và sự thực là không ai lại không có niềm hy vọng nào cả. Tuy nhiên, muốn hy vọng đẹp đẽ và trở thành hiện thực thì phải có niềm tin và phải hành động.

3. Suy nghĩ về hàm ý trong câu nói trên:

– Nhận ra được nhiều ý nghĩa đời sống trong lời nhận định giàu hình tượng của nhà văn lỗi lạc Trung Hoa, hiểu được tư duy sâu sắc, đa diện, đa chiều trong câu nói của nhà văn.

– Ý thức được rằng:

+ Sống là phải có hy vọng, có niềm tin để nuôi dưỡng hy vọng.

+ Hy vọng sẽ trở thành sự thật nếu hy vọng ấy phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện khao khát được chiếm lĩnh những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống. Khi có điều kiện, niềm khát khao, tin tưởng, con người sẽ tích cực hành động vì hy vọng, biến hy vọng thành hiện thực.

+ Sống không có hy vọng là một cuộc sống thực dụng, tầm thường, con người bởi vậy sẽ trở nên thấp kém.

– Mặt khác, chúng ta cũng nhận ra: Hy vọng không phù hợp với điều kiện thì hy vọng sẽ mãi là ảo tưởng; nếu hy vọng mà không cố gắng thực hiện, hy vọng sẽ trở thành vô nghĩa.

4. Bàn luận mở rộng.

– Niềm tin, niềm hy vọng của con người là những giá trị thiêng liêng; nếu có định hướng và hướng thiện, niềm hy vọng sẽ mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.

– Rất nhiều các nhà văn, nhà thơ đã gởi gắm vào tác phẩm của mình những thông điệp về niềm hy vọng (dẫn chứng từ một vài tác phẩm thơ, văn để thấy mỗi tác phẩm đều đề cập đến những niềm hy vọng khác nhau).

– Trong cuộc sống cần có hy vọng, phải biến hy vọng trở thành khát vọng, tầm nhìn cao cả, nhân ái; thành niềm tin mãnh liệt trong những bước đi của cuộc đời như ý của câu kết trong tác phẩm “Bá tước Monte Krixto”: “Sự khôn ngoan của con người gói gọn trong bốn chữ: HY VỌNG – ĐỢI CHỜ”

  • Kết bài:

– Khẳng định thêm một lần: câu nói của nhà văn Lỗ Tấn trong tác phẩmCố hương là một câu nói hay, ý vị, hấp dẫn, gợi nhiều nghĩ suy sâu sắc, tích cực.

– Liên hệ bản thân xem mình đã bao giờ biết hy vọng và hành động cho hy vọng ấy?

– Cần giữ cho ngọn lửa niềm tin trong lòng mỗi chúng ta mãi cháy, mãi ấm à để hy vọng được giữ gìn, bồi đắp.

Nghị luận: Ý nghĩa thực sự ở cuộc sống là ở chỗ dám hành động

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến sau: Con đường ngắn nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó (Amonimus). Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông, gặp trở ngại nó vòng đường khác

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.