Nội dung bài viết:
Lược sử lí luận văn học.
Quá trình phát triển của lí luận văn học thực chất là quá trình phát triển của nhận thức con người đối với văn chương. Quan hệ giữa lí luận văn học với sáng tác văn chương là quan hệ nhân quả biện chứng. Lí luận văn học, vì vậy, đã hình thành từ lâu.
Lí luận văn học thực chất là vũ khí lí luận về văn chương, là vũ khí đấu tranh giai cấp. Có thể khẳng định rằng lịch sử lí luận văn học là lịch sử đấu tranh và phát triển để đi đến khẳng định của lí luận văn học duy vật cách mạng. Trên con đường đó, nó luôn luôn đấu tranh chống lại lí luận văn học duy tâm, phản động
Lí luận văn học nhân loại đã hình thành từ lâu: phương Tây, chí ít. có từ thời Hilạp cổ đại vói hai nhà lí luận văn học đáng lưu ý là Platông và Aristốt; phương Ðông (Trung Quốc) có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, với người đại biểu là Khổng Tử. Tuy vậy, chỉ có từ khi chủ nghĩa Mác ra đời với thế giới
quan duy vật và phương pháp biện chứng, lí luận văn học Mácxít ra đời mới khắc phục được tình trạng siêu hình, máy móc, không tưởng, thậm chí duy tâm, phản động trước đây và đã trở thành một khoa học thực sự chân chính.
I. Lí luận văn học trước C. Mác
1. Lí luận văn học phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam).
– Lí luận văn học phương Ðông sớm phát triển trong xã hội nô lệ ở Ai Cập, Ấn Ðộ, Trung Quốc …
a. Lí luận văn học cổ Việt Nam.
Cho đến nay, tư liệu về lí luận văn học cổ Việt Nam chưa sưu tập được đầy đủ. Nhưng, dựa trên những tư liệu đã có, chúng ta có thể hình dung được rằng nền lí luận văn học cổ Việt Nam đã có từ lâu (chí ít cũng từ thế kỷ thứ X, cùng thời với việc xuất hiện văn chương thành văn) và khá phong phú. Sau đây là điểm qua đôi nét về những vấn đề văn chương mà ông cha ta tập trung bàn đến.
Về đối tượng và nội dung của văn chương:
– Lê Quý Ðôn viết: “… thơ có ba điều chính : một là tình, hai là cảnh, ba là sự …”.
– Nguyễn Văn Siêu viết: “Văn và đạo tuy khác tên, nhưng kỳ thực văn do đạo mà ra.”
Giữa văn chương và đời sống có mối quan hệ chặt chẽ:
– Phan Huy Chú: “Xem đến văn thì biết được đạo.”
– Nhữ Bá Sĩ viết: “Văn chương là cái hiện trạng một thời đã làm nên nó.”
Về tính chất và chức năng của văn chương: Tính chân thực là yêu cầu quan trọng nhất của văn chương.
– Lê Quí Ðôn: “Ba trăm bài thơ trong “Kinh thi” phần nhiều là của nông dân, phụ nữ làm ra, mà cũng có văn sĩ đời sau không theo kịp. Như thế là vì nó chân thực.”
– Ngô Thời Nhậm cho rằng thơ: “Chỉ cốt ở thuần hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, xảo trá …”
Chức năng nhận thức của thơ, văn được nhấn mạnh:
– Ngô Thì Sỹ viết: “Văn chương có quan hệ đến đời mà đạo khiến người tài phải coi việc giáo hóa là trước nhất.”
– Ngô Thì Nhậm viết: “… rốt cuộc chú trọng ngăn chặn đều xấu, bảo tồn điều hay mới là đặc sắc chính của thơ vậy”.
Về tương quan giữa nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức phải hài hòa, nhưng nội dung chiếm vị trí ưu tiên.
– Nguyễn Ðức Ðạt viết: “Ngày xưa, quân tử lấy lí làm xương cốt, lấy văn làm da thịt, xương cốt nhiều quá thì cứng rắn, da thịt nhiều quá thì yếu ớt. Da thịt và xương cốt phải xứng nhau thì hơn, không được thế thà cứng rắn còn hơn yếu ớt”.
Về kế thừa truyền thống và tiếp thu nước ngoài; chống tư tưởng nệ cổ:
– Nguyễn Trường Tộ viết: “Ðến ngày nay còn nhiều người không lĩnh hội được cái sự thể biến thiên qua đời xưa và đời nay mà lại cực lực ngợi khen thời thượng cổ, cho rằng đời sau không theo kịp, họ làm gì cũng muốn trở về xưa. Bọn Tống nho làm cho nước nhà lầm đường và trở thành ủy mĩ không thể chấn hưng được là vì thế. Thật rõ đời xưa mọi việc đều kém xa đời nay. Kẻ trí giả không ngoái cổ về dỉ vãng mà chỉ chăm lo việc tương lai.”
Chống nô lệ nước ngoài:
– Hoàng Ðức Lương viết: “Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, lẽ đâu không có quyển sách nào để làm gốc rễ, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Ðường, như thế chẳng đáng thương xót lắm sao!”
– Nguyễn Hành viết: “… cầu ở nước ngoài sao bằng tìm ở nước nhà”.
Về người sáng tác: Người sáng tác phải có tài năng, hiểu nhiều biết rộng.
– Lê Hữu Kiều viết: “Người làm thơ hay được như vậy tất phải là người tài hoa, tính tứ vượt bậc, bụng dạ chung đúc bao la mà lại là người có học vấn đầy đủ, kiến văn rộng rãi”.
Người sáng tác phải lịch lãm, từng trải.
– Phan Huy Vịnh: “Không ai là không nhờ du lịch muôn dặm mà sau đó mới tới được cỏi thần diệu”.
Còn rất nhiều vấn đề khác về văn chương mà cha ông ta bàn đến, nhưng không có điều kiện để trình bày hết ở đây.
Trong điều kiện còn rất thiếu thốn về tư liệu nên chúng ta chưa thể đánh giá đúng mức về qui mô và tính chất của di sản lí luận văn nghệ cổ của cha ông ta.
2. Lí luận văn học cổ Trung Quốc:
Lí luận văn học Trung Quốc cổ đại được thành tựu trong thời kỳ phong kiến. Do phát triển trong khuôn khổ chế độ phong kiến, triết học Trung Quốc chưa đạt đến chủ nghĩa duy vật triệt để và phép biện chứng, lê luáûn vàn hoüc Trung Quốc cổ dựa trên cơ sở ấy không có một trình độ khoa học cao. Tuy vậy, trong mấy nghìn năm phong kiến, Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà lí luận văn nghệ đáng lưu ý: Khổng Tử, Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị, Viên Mai …
Khổng Tử (551 – 479 trước CN) là người đặt nền móng cho mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc truyền thống trong suốt mấy nghìn năm. Với Luận ngữ của ông, khoa nghiên cứu văn chương Trung Quốc được bắt đầu. Ông có một quan niệm về văn chương khá toàn diện; văn chương gắn liền với xã hội, với chính trị, với đạo đức và có giá trị nhận thức.
– “Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát phong tục, hòa hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua, lại được biết nhiều tiếng chim muông cây cỏ” (Luận ngữ).
– “300 bài kinh thi, nói tóm lại một câu là không suy nghĩ bậy bạ” (Luận ngữ).
– “Ðọc thuộc 300 bài kinh thi, giao nhiệm vụ không làm được, sai đi sứ nước ngoài không làm được, phỏng có ích gì”. (Luận ngữ).
Lưu Hiệp (465 – 520) Với tác phẩm Văn tâm điêu long – công trình lí luận văn học nổi tiếng, ảnh hưởng đến hàng nghìn năm sau, đã có một quan niệm toàn diện về văn chương : bản chất, chức năng, nội dung, hình thức… của văn chương. Và đặc biệt là loại thể văn chương, ông bàn khá tỉ mỉ.
– “Thơ giữ tính tình, mở đường cho cái đẹp cái tốt, ngăn giữ cái xấu”.
– “Thời thịnh văn thịnh, thời suy văn suy”.
– “Không nói đến văn chương có lẽ không phải là người lo việc lớn, văn thái phát ra ngoài làm cho ở ngoài rực rỡ, tô vẽ thêm cái bản chất tốt đẹp, văn phải là cái để cai quản quân nước; văn đâu phải là cái không làm cho chính mình rực rõ, nó còn làm cho cả nước sáng chói”.
Bạch Cư Dị (772 – 846), nhà lí luận xuất sắc đời Ðường. Có thể xem những bức thư của ông gởi Nguyên Chẩn là cương lĩnh thơ ca đời Ðường. Quan niệm văn chương của ông mang tính hiện thực và tính nhân dân sâu sắc: “Vị quân, vị thần, vị dân, vị sư, vị vật, nhi tác, bất vị văn nhi tác”.
Trong quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung phải thống nhất với hình thức, nội dung chiếm ưu tiên so với hình thức. Ông có một định nghĩa khá lí thú về thơ “Căn tình, miêu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa”.
Viên Mai (1716 – 1797) có nhiều kiến giải về thơ khá cụ thể và sâu sắc, ông đề cao tính hiện thực, tính kế thừa và sáng tạo, tính nhân dân của thơ ca. “Thơ khó ở chỗ chân thật, mắt chưa thấy, chân chưa tới mà cứ miễn cưỡng làm ra thì chẳng khác nào phơi nắng dưới mái hiên”; “Không học cổ nhân thì không có gì cả, hoàn toàn giống cổ nhân thì không tìm đâu ra mình cả” ; “Ðàn bà, con gái, kẻ dốt nát quê mùa, thỉnh thoảng làm một vài câu cho dù Lí Bạch, Ðỗ Phủ có sống lại cũng phải cúi đầu”.
Cần lưu ý rằng: Trong lịch sử lí luận văn học Trung Quốc cổ, bên cạnh những nhà lí luận với quan niệm văn nghệ mang tính nhân dân và tính hiện thực, luôn xuất hiện những người mang những quan niệm về văn nghệ bảo thủ, duy tâm, phản động. Chẳng hạn:
– Trang Tử (369 – 286 trước CN) với thuyết “vô vi” và “tương đối” luận đã lí giải cái đẹp là tương đối, là “bất khả tri”.
– Hàn Dũ (786 – 824) chủ trương “văn dĩ minh đạo” và “đạo” theo ông là “Tiên vương chi đạo”.
– Chu Ðôn Di (1717 – 1073) thì cho rằng “văn dĩ tải đạo”. “Văn là để chở đạo, cũng như xe để chở đồ vật vậy. Bánh xe và càng xe được trang hoàng mà không dùng đến, đó là trang hoàng phí công, huống chi là xe không?”
Tóm lại: Tư tưởng mĩ học và lí luận văn nghệ Trung Quốc phong kiến phát triển trong một giai đoạn ngót 3000 năm. Tuy nhiều lúc đã vượt ra ngoài giới hạn của tư tưởng chính thống để đạt được những luận điểm khả thủ. Song, về cơ bản, sự phát triển ấy là ở trong khuôn khổ Khổng giáo và Lão giáo.
II. Lí luận văn học phương Tây.
Lí luận văn học phương Tây có một lịch sử phát triển khá lâu đời, phong phú và đạt được những thành tựu rực rõ, đặc biệt có những đỉnh cao tiếp cận văn chương Mác xít
1. Lí luận văn học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Tư tưởng mĩ học, lí lwnj văn học Hy – La cổ đại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về sau này. nhiều vấn đề quan trọng nhất về bản chất, vai trò xã hội của văn nghệ đã được đặt ra. Học thuyết về sự bắt chước nghệ thuật đã nhấn mạnh sự tuỳ thuộc của nghệ thuật đối với thế giới thực tại. Tư tưởng về ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật được phát triển rộng rãi. những vấn đề về loại hình loại thể, về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật cũng được giải quyết
Aristote (384-322 TCN), ngả theo con đường triết học duy vật, tư tưởng mĩ học, lí luận văn học của Aristote là tư tưởng duy vật. Cuốn “Thi học” của ông có thể coi là công trình tông hợp tư tưởng mĩ học, lí luậ văn học phương Tây cổ đại. Ông quan niệm cái đẹp gắn liền với hiện thực khách quan. “Những hình thái chủ yếu của cái đẹp là trật tự trong không gian và thời gian, là tính tương ứng và tính chính xác.”
Học thuyết về sự chắt chước của ông đã xem nghệ thuật như là một hành động sáng tạo, không quy nghệ thuật vào sự sao chép máy móc tự nhiên. giản đơn. Aristote nhấn mạnh vai trò nhận thức to lớn của sáng tạo nghệ thuật, do chỗ, nghệ thuật không phải bắt chước cái đơn giản nhất mà là cái có thể xảy ra, nghệ thuật chú ý tập trung vào cái chung, cái hợp qui luật chứ không phải cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên. Aristote còn lí giải một cách sâu sắc việc phân chia nghệ thuật ra thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Cách phân chia này đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.
2. Lí luận văn học thời Trung cổ.
Thời Trung cổ, triết học duy tâm chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mĩ học và lí luận nghệ thuật tiến bộ bị thần học duy tâm bóp nghẹt.
Augustin (354 – 430) là cha đẻ của giáo hội, cho rằng Chúa là nguồn gốc mọi cái đẹp và Chúa là cái đẹp co quí nhất. ông cho rằng nghệ thuật không nên gợi lên một hứng thú gì khác mà phải tìm hứng thú trong ý niệm gắn với Chúa.