Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.
Mạch cảm xúc.
– Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.
Cảm hứng chủ đạo.
– Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.
Ví dụ:
Đò lèn.
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Nguyễn Duy)
– Mạch cảm xúc: Mở đầu bài thơ, người cháu nhớ những ký ức của tuổi thơ, nhớ lại hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ sớm hôm, vất vả nuôi mình khôn lớn. Cuối bài thơ là sự thức tỉnh, hối tiếc, ân hận muộn màng của người cháu khi đã vô tâm, không thấu hiểu nỗi cơ cực của bà.
– Cảm hứng chủ đạo: Lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc của người cháu đối với người bà tảo tần, hiền hậu (Tình cảm gia đình)
Xem thêm: