Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với đất nước
- Mở bài:
Napoleon đã từng nói rằng không có gì cao đẹp bằng tình yêu tổ quốc. Và máu của những người yêu nước chính là hạt giống của những cây Tự Do. Yêu nước không những là một phẩm đức mà còn là bổn phận và trách nhiệm của mỗi thanh niên, nhất là trong thời đại ngày nay, khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phúc tạp, tình yêu và ý thức bảo vệ tổ quốc cần thiết hơn bao giờ hết.
- Thân bài:
Lòng yêu nước là gì ?
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân với Tổ quốc. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Tình yêu nước bắt nguồn từ tình cảm gần gũi, giản dị thân thương nhất phát triển thành tình yêu làng xóm quê hương – nâng lên thành lòng yêu nước.
Người có lòng yêu nước là người sống gắn bó với quê hương, đất nước; có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, biết tự hào dân tộc chính đáng. Khi đất nước có chiến tranh, họ biết đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Khi đất nước hòa bình, họ cần cù và sáng tạo trong lao động, biết xây dựng cuộc sống tốt đẹp và góp sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
- Nghị luận: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước
- Nghị luận: Trách nhiệm của thanh niên đối với vấn đề an toàn và tai nạn giao thông
Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với đất nước
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Yêu nước, xây dựng và bảo vệ đất nước là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người, nhất là đối với thế hệ thanh niên ngày nay.
Để có đủ sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết thanh niên học sinh cần chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá – đạo đức truyền thống của dân tộc.
Quan tâm đến đời sống chính trị – xã hội của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng…
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhất là đối với các thế lực phản động luôn muốn chống phá nhà nước, gây chia rẻ, mất đoàn kết trong nhân dân trong và ngoài nước, cần quyết liệt và khôn khéo đấu tranh chống lại. Đối với những hành vi làm tổn hại đến uy tín, danh dự, hình ảnh của đất nước và nhân dân cần lên án và loại bỏ.
Yêu nước là sống trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia. Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thanh niên yêu nước cần tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Lòng yêu nước xuất phát từ trái tìm. Yêu nước là tự nguyện, là một cảm giác trung thành và là bổn phận, xuất phát từ hiểu biết và niềm tin của con người đối với nhân dân, đất nước. Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng, nhất là đới với thanh niên, những người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Kết bài:
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác Hồ đã nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý… Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”. Khẳng định tinh thần yêu nước của mình, thanh niên ngày nay cần hành động hơn là chỉ nói, đó mới là tình yêu nước đích thực.