noi-giam-noi-tranh-ngu-van-8

Soạn bài: Nói giảm, nói tránh – Ngữ văn 8

Soạn bài: Nói giảm, nói tránh

  • Hướng dẫn bài học:

I . Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh

* Xét ví dụ SGK/ 107,108

Những từ gạch dưới trong các đoạn trích trên có nghĩa gì ?

Các từ đó điều diễn tả cái chết

Tại sao người nói , người viết lại dùng cách diễn đạt đó ? 

Người nói đều tránh từ chết để giảm đau buồn

Vì sao trong câu văn sau, tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa ?

Vì tránh dùng từ ngữ thô tục, gây cười.

Đây là cách nói tránh.

So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng , tế nhị hơn với người nghe ?

+ Con dạo này lười lắm !

+ Con dạo này không được chăm chỉ lắm .

Cách nói trong ví dụ b tế nhị hơn. Đây là cách nói giảm

Vậy thế nào là nói giảm nói tránh ? Tác dụng của biện pháp này ?

  • Ghi nhớ sgk/107

II. Luyện tập:

Bài tập1/ 108: Điền các từ ngữ  nói giảm , nói tránh vào các chỗ trống:

a, đi nghỉ

b, chia tay nhau

c, khiếm thị

d, có tuổi

e, đi bước nữa.

Bài tập 2/108: Đánh dấu x vào câu nói giảm, nói tránh:

a2, b2 , c1, d1 ,e2

Bài tập 3: Đặt 5 câu đánh giá:

Ví dụ : Em vẽ chưa được đẹp lắm.

* Bài tập thêm:Tìm biện pháp nói giảm nói tránh :

Năm này con chưa đỗ, con nên cố gắng ôn tập để sang năm thi tiếp đạt kết quả.

* Liên hệ giáo dục: Sử dụng đúng nói giảm nói tránh trong giao tiếp hằng ngày tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang