Qua những hành động nghịch lí của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và ông Sáu trong Chiếc ngược ngà, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm trong tác phẩm

qua-nhung-hanh-dong-nghich-li-cua-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-va-ong-sau-trong-chiec-nguoc-nga-em-hay-chi-ra-nhung-thong-diep-ma-cac-tac-gia-gui-gam-trong-tac-pham

Qua những hành động nghịch lí của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” và ông Sáu trong “Chiếc ngược ngà”, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm.

* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

+ Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Để xây dựng nhân vật, nhà văn phải dụng công trong việc lựa chọn các chi tiết nhằm khắc họa lời nói, hành động, suy nghĩ,… Nhờ đó nhân vật mới hiện lên sinh động, cụ thể, vừa có hình vừa có hồn.

+ Hành động nghịch lí có thể hiểu là những hành động nhìn có vẻ như không hợp lô-gic nhưng thật ra là đúng. Thế nên, theo cách nghĩ thông thường, thèm người thì phải chọn chốn đông người để làm việc, yêu gia đình thì phải luôn ở bên gia đình. Thế nhưng nhân vật anh thanh niên và nhân vật ông Sáu đã có những lựa chọn rất kì lạ: anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người, ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu lúc đứa con đầu lòng – cũng là đứa con duy nhất, chưa đầy một tuổi và lúc con gái nhận ra cha và bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt.

+ Thông qua việc xây dựng những chuỗi suy nghĩ, hành động nghịch lý ấy, tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, đó cũng là cách gửi gắm thông điệp của người sáng tác.

2. Phân tích, bàn luận:

+ Qua việc anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, có thể thấy anh là người yêu nghề, thấy được ý nghĩa công việc của mình và luôn gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Anh nhận ra công việc ấy tuy thầm lặng nhưng cần thiết, đóng góp nhiều cho cuộc sống. Xét cho cùng, biểu hiện cao nhất của lòng yêu cuộc sống và con người chính là khát khao được cống hiến. Như vậy suy đến sâu xa việc thèm người, thương quý con người chính là lí do khiến anh thanh niên lựa chọn làm việc trên ngọn núi cao cô độc. Từ đó ta thấy thông điệp của tác giả: hãy sống hăng say, hãy biến tình yêu cuộc sống và con người thành ý thức đóng góp, thành nhiệt huyết với công việc dựng xây đất nước.

+ Qua việc ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu, có thể thấy chiến tranh đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. Chiến tranh chia cắt gia đình, chiến tranh gây ra những mất mát, những vết thương lòng khó thể bù đắp. Ai cũng có thể thấy lí do ông Sáu ra đi là vì tình yêu nước nồng nàn, tha thiết. Nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta sẽ nhận ra ẩn trong tình yêu nước đó chính là tình yêu gia đình. Việc đi chiến đấu là để giữ được độc lập cho nước cũng là để hướng tới tự do cho mỗi cá nhân, hạnh phúc cho mỗi mái gia đình. Tình yêu gia đình sẽ là động lực lớn lao để người chiến sĩ tiến về phía trước. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm: tình yêu nhà và tình yêu nước là hai khái niệm không thể tách rời, giúp người ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp.

3. Đánh giá, nhận xét:

+ Đằng sau những hành động có vẻ nghịch lí của nhân vật là những điều rất có lí: yêu thương, gắn kết với một đối tượng không có nghĩa là phải kề cận gần bên đối tượng mà là sẵn sàng hy sinh để mang lại những gì tốt đẹp cho đối tượng ấy.

+ Thông qua tình yêu với những đối tượng cụ thể: con người và gia đình, cả hai tác giả đều hướng người đọc đến một tình yêu lớn lao: tình yêu tổ quốc thể hiện qua việc dựng xây và bảo vệ đất nước. Đây là thông điệp hết sức ý nghĩa.

+ Việc xây dựng những hành động tưởng chừng nghịch lí đã cho thấy tài năng của hai tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật. Tài năng ấy bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết với cuộc đời.

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.