Suy nghĩ về triết lí của nhà Nho xưa: Quân tử thực bất cầu bão (Quân tử ăn chẳng cần no)

Suy nghĩ về triết lí của nhà Nho xưa: Quân tử thực bất cầu bão (Quân tử ăn chẳng cần no)

Gợi ý làm bài:

– Triết lí Quân tử thực bất cầu bão được đề ra trong luận ngữ: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ” (Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho an nhàn sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học)

– Nhà Nho, kẻ sĩ là người có học, thậm chí học phải thâm sâu, đem tài năng ra thi thố, cứu đời, giúp dân. Nhà Nho chân chính lấy dân làm rọng, thật tâm thương dân, trọn đời trọn vẹn lo cho dân, cho nước, vì dân, vì nước.

– Nhà nho chân chính xưa (quân tử) xem nhẹ, coi thường uống và nói chung là những nhu cầu vật chất (thực, sắc) để con người tồn tại về mặt thể xác. Nhu cầu ăn uống với họ là phàm tục. Họ thường hướng tới những nhu cầu tinh thần cao cả mang màu sắc hướng thượng và khổ hạnh (Đạo) Triết lí trên phổ biến ở xã hội cổ trung đại ở phương Đông.

– Nó xuất phát từ quan niệm an bần lạc đạo của nhà nho, một quan niệm mà ở mặt trái của nó là phản nhân đạo phản nhân văn, đề cao vai trò của nhà nho, đạo nho một cách quá mức, coi thường người lao động chân tay, lực lượng đông đảo sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội.

– Triết lí này khiến nhà nho (Y, nho, lí, số), vua quan thực tế phải sống theo lối đạo đức giả hoặc tha hóa gây nên bi hài kịch dở khóc dở cười trong thực tiễn lịch sử. Vua chúa quan lại hôn ám ăn chơi phè phỡn, hoang dâm vô độ trên mồ hôi nước mắt của muôn dân, các loại thầy bị chế diễu đích đáng trong các truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, hoặc chết thảm vì kiệt sức (Nhan Hồi). Nó là một lực cản cho sự phát triển sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, hướng nền học vấn trung đại chỉ trọng hư văn, hư danh không trọng thực tiễn thực hành ( trọng tiếng hơn trọng miếng)…

– Một quan niệm đúng đắn nhân đạo và nhân văn phải coi trọng đúng mức cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Con người cần được thỏa mãn một cách có văn hóa cả hai nhu cầu tồn tại và phát triển ngày càng cao trong xã hội hiện đại. Không nên tuyệt đối hóa một nhu cầu. Phát triển kinh tế bền vững để con người ngày càng sống hài hòa hơn, tốt đẹp hơn, người hơn, đó là mục tiêu cần đạt tới của nhân loại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang