Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ

truyen-ki-man-luc-phan-anh-so-phan-con-nguoi-chu-yeu-la-so-phan-mang-tinh-chat-bi-kich-cua-nguoi-phu-nu

Trong cuốn “Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam”, GS. Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Nguyễn Dữ đã đi xa hơn một bước trong Truyền kỳ mạn lục: phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ”.

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng những hiểu biết của em về Truyền kỳ mạn lục.


* Gợi ý làm bài:

1. Mở bài:

Nguyễn Dữ là là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc sống vào khoảng thế kỷ 16 và là tác giả sách Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam. Qua quyển Truyền kỳ mạn lục, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người. Đặc biệt ông rất chú trọng đến thân phận người phụ nữ trong thời kì phong kiến và dành cho họ sự trân trọng lớn lao được thể hiện qua những trang viết cảm động. Bàn về hình ảnh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục , trong cuốn “Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam”, GS. Nguyễn Đăng Na nhận xét: Nguyễn Dữ đã đi xa hơn một bước trong Truyền kỳ mạn lục: phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ”.

2. Thân bài:

a. Khái quát về tác phẩm:

– Nếu khi phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ chủ yếu đứng trên lập trường đạo đức thì khi phản ánh số phận con người, nhà văn lại xuất phát từ lập trường nhân bản. Về phương diện này, Truyền kỳ mạn lục chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ. Chủ đề người phụ nữ trở thành chủ đề lớn, trung tâm của tác phẩm. Trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục có tới 11 truyện viết về người phụ nữ, trong đó có 8 truyện người phụ nữ là nhân vật chính.

b. Giải thích, phân tích, chứng minh.

– Nhận định của Nguyễn Đăng Na đã nhấn mạnh tới một trong những nội dung quan trọng làm nên giá trị sâu sắc của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: đề tài người phụ nữ. Đây là đề tài quen thuộc trong văn học từ trước đến nay nhưng đến với Nguyễn Dữ lại có một sắc thái khác. Đề tài người phụ nữ trong sáng tác của ông đậm màu sắc của cảm hứng nhân đạo.

Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Dữ toát lên từ những trang văn trân trọng, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của người phụ nữ. Nhiều nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục là tấm gương thủy chung, tiết liệt. Vũ Thị Thiết “tính đã thùy mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Chồng đi lính, nàng “chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Thương nhớ chồng trong những ngày xa cách, nàng thường hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo đó là cha của đứa trẻ. Nhưng rồi cuối cùng nàng phải chịu nỗi oan là người không đoan chính. Nàng đã quyên sinh bằng cái chết để khẳng định tấm lòng trong sạch của mình. Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu cũng là người thủy chung, tiết nghĩa. Nàng thủ tiết chờ chồng, không vì tiền bạc mà chấp thuận việc ép gả, không vì tiền bạc mà đi theo phú thương họ Đỗ, chọn cái chết để giữ mình trong sạch.

– Vũ Thị Thiết cũng như Nhị Khanh đều là những người phụ nữ đảm đang hiếu thảo. Người con gái Nam Xương thay chồng chăm sóc mẹ già, lo chu đáo cho mẹ già khi ốm đau, hậu sự. Người nghĩa phụ Khoái Châu thì chấp nhận cuộc sống đơn côi để khuyên chồng ra đi phụng dưỡng cha già.

– Tuy nhiên, trong Truyền kỳ mạn lục, người phụ nữ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp mà còn là hiện thân của bi kịch. Họ đều là những tấm gương oan khổ. Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh là tấm gương oan khổ về bi kịch gia đình, bi kịch của lòng chung thủy. Tấm gương oan khổ về bi kịch tình yêu tan vỡ là nàng Túy Tiêu (Chuyện nàng Túy Tiêu), Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương). Oan khổ trong bi kịch bị chà đạp lên nhân phẩm, số phận là Nhị Khanh (Người nghĩa phụ Khoái Châu), Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Là con người bằng xương bằng thịt hay ma quái hiện hình thì họ đều mang một kết cục bi thảm, nhiều khi đến khốc liệt. Có người được giải oan (Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh), có kẻ còn ngậm oan (Thị Nghi, Đào Hàn Than) nhưng bi kịch là con đường vạch sẵn cho số phận người phụ nữ.

– Không chỉ đồng cảm với những nỗi đau của những người phụ nữ mà tác giả Nguyễn Dữ còn đồng cảm với những ước mơ, khát vọng giải phóng con người, khát vọng giải phóng người phụ nữ:

+ Khát vọng hạnh phúc gia đình.

+ Khát vọng giải phóng tình cảm bản năng.

– Nguyễn Dữ cũng đã vạch rõ những thế lực tàn bạo chà đạp lên người phụ nữ: xã hội phong kiến, chế độ thần quyền, nam quyền, thế lực đồng tiền.

c. Bình luận, mở rộng.

– Đề tài người phụ nữ- điểm gặp của văn học mọi thời đại.

– Điểm riêng trong phản ánh của Nguyễn Dữ, đặt trong mạch phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề.

– Giá trị và sức sống của tác phẩm.

Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất và số phận nghiệt ngã của nhân vật Vũ Nương

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.