Vai trò, ý nghĩa của việc ăn mặc lịch sự, chuẩn mực đối với học sinh.

vai-tro-y-nghia-cua-viec-an-mac-phu-hop-chuan-muc-doi-voi-hoc-sinh

Vai trò, ý nghĩa của việc ăn mặc lịch sự, chuẩn mực đối với học sinh.

  • Mở bài:

– Người xưa từng nói: Trang phục xứng kì đức. Nghĩa là cách ăn mặc lịch sự, chuẩn mực thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người. Người cao quý luôn chọn cách ăm mặc đơn giản còn kẻ khoe mẽ luôn chọn các kiểu trang phục cầu kì, phô trương quá mức, thể hiện bản thân một cách lệch lạc, phản cảm.

  • Thân bài:

1. Giải thích.

– Trang phục hay y phục là những gì con người mặc trên người (bao gồm quần áo, giầy dép, trang sức,…) giúp bảo vệ và làm đẹp hình thức bên ngoài.

– Cách ăn mặc là cách con người lựa chọn, sử dụng trang phục trong cuộc sống hằng ngày và trong công việc.

2. Bàn luận.

Thế nào là ăn mặc lịch sự, chuẩn mực?

Ăn mặc là lựa chọn kiểu trang phục cho bản thân trong cuộc sống hằng ngỳ của con người.

Ăn mặc lịch sự, chuẩn mực là cách ăn mặc sao cho phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh, điều kiện gia đình và với hoàn cảnh ở xung quanh, không phô trương, cầu kì, kiểu cách quá mức nhưng phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất, cân đối.

Vai trò của việc ăn mặc lịch sự, chuẩn mực.

Ăn mặc lịch sự, chuẩn mực phù hợp với văn hóa xã hội giúp tôn vinh vẻ đẹp hình thức của bản thân.

– Biết ăn mặc lịch sự, chuẩn mực thể hiện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp của con người.

– Người có cphong cách ăn mặc lịch sự, chuẩn mực luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý.

– Luôn ăn mặc lịch sự, chuẩn mực là thể hiện sự tôn trọng mọi người và tình yêu đối với văn hóa dân tộc.

Cách ăn mặc lịch sự, chuẩn mực cần có ở học sinh.

Khi ở nhà: lựa chọn cách ăn mặc sao cho thoải mái, phù hợp với các hoạt động ở nhà.

Khi ở trường: tuân thủ quy định về đồng phục học sinh của nhà trường.

Khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội: ăn mặc kín đáo, lịch sự, phù hợp với văn hóa và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Biết xây dựng phong cách ăn mặc nhưng không quá cầu kì, phông phô trương, lòe loẹt. Trang phục phải phù hợp với nơi đến, tránh lối ăn mặc phản cảm, thiếu chuẩn mực.

3. Bàn luận mở rộng.

– Trang phục và cách ăn mặc phù hợp tôn vinh phẩm chất và giá trị con người. Luon chọn cách ăn mặc giản dị, chuẩn mực nhưng không được quá xuề xòa.

– Tuy nhiên, vẫn còn có một số bạn trẻ lựa chọn lối ăn mặc thiếu chuẩn mực, thể hiện cá tính một cách lệch lạc, lập dị, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc, gây phản cảm cho người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Rút ra bài học.

– Là học sinh, chúng ta hãy ăn mặc sao cho đúng với lứa tuổi của mình. Ăn mặc đẹp không chỉ giúp chúng ta đẹp hơn mà còn cho mọi người thấy rằng chúng ta là những người có văn hóa.

  • Kết bài:

– Người có nhân cách tốt đẹp thường chọn cách ăn mặc lịch sự, phù hợp với chuẩn mực, bởi thế họ luôn được người khác kính trọng, yêu mến. Người thích phô trương quá mức qua trang phục luôn bị người khác chỉ trích, chê bai. Ăn vì mình, mặc cho người. Hãy luôn có cách ăn mặc đẹp đẽ, phù hợp để bản thân được đẹp hơn và được tôn trọng mọi lúc, mọi nơi.

Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương đối với cuộc sống con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.