Nghị luận: Vị trí và vai trò của môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay

vi-tri-va-vai-tro-cua-mon-ngu-van-trong-thoi-dai-ngay-nay

Vị trí và vai trò của môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay

  • Mở bài:

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Môn học ngữ văn là bộ môn khoa học dạy về ngôn ngữ và tác phẩm văn chương nhằm hình thành kĩ năng đọc, viết và hoàn thiện nhân cách nhân phẩm ở con người. Trong thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn càng có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm vụ giữ gìn sự sống cho ngôn ngữn tộc và phát huy nó tốt và đẹp hơn nữa trước đời sống công nghệ ngày đang thay thế dần rất nhiều thứ khác.

  • Thân bài:

Không ai biết chắc chắn rằng văn chương có từ bao giờ. Các nhà mỹ học cho rằng văn chương khởi nguồn từ sau khi con người biết đến ngôn ngữ, biết dùng ngôn ngữ để biểu thị đời sống tình cảm và lao động. Nhưng trước đó có lẽ văn chương đã tồn tại dưới dạng ẩn tàng trong trí nhớ. Ngôn ngữ lúc nào cũng có sau trí nhớ. Và sáng tạo ra ngôn ngữ cũng là một nghệ thuật sử dụng biểu tượng của con người. Sau đó, văn chương được lưu giữ trong các văn bản. Cuối cùng, để thấy hết cái hay, cái đẹp của văn chương, người ta mới sáng tạo ra hình thức diễn xướng đưa văn chương đến gần với đông đảo quần chúng. Văn chương thực sự đi vào đời sống con người.

Tính ứng dụng của văn học trong thời đại tích hợp.

Lâu nay, do truyền thống coi trọng văn chương, nên cứ nói đến môn ngữ văn là ta nghĩ ngay đến việc  môn này chỉ dạy các tác phẩm văn học…Mà ngày tác phẩm hư cấu tưởng tượng (fiction): Thơ, truyện, tiểu thuyết…Còn nghị luận và các văn bản khác (nonfiction) ít được chú ý. Thế nên đúng là nếu học xong bài thơ, thiên truyện hay tiểu thuyết thì ứng dụng được gì trong cuộc sống cũng rất khó chỉ ra cụ thể và có sức thuyết phục.

Nhưng Ngữ văn đâu chỉ có học thơ văn hư cấu. Học  ngữ văn trước hết là để học có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết viết biết nghe nói có hiệu quả, biết đọc không chỉ là đọc to lên được chữ, từ, câu, bài mà đọc phải hiểu,phải nắm được thông tin tường minh và phải hiểu cả những ý nghĩa hàm ẩn giấu kín trong đó. Vậy thử hỏi, nếu đến nhà ga, bến tàu mà không biết đọc hoặc đọc sai thì sẽ thế nào. Đọc một bản hướng dẫn sử dụng thuốc hay một bài thuyết minh về giống cây trông, một bản hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc vật nuôi…nếu không biết cách  đọc đều dẫn đến hệ quả xấu. Thơ văn cũng thế, nếu không biết cách đọc đều dẫn đến hệ quả xấu.

Thơ văn cũng thế. Nếu không biết đọc thì với câu ca dao “Em tưởng giếng sau nối sợi dây” cứ đinh linh là câu ca giao này nói chuyện cô gái đi múc nước vì giếng nông nhầm giếng sâu  nên cứ tiếc mãi sợi dây gầu…Có thể nói, hằng ngày, mọi nơi, mọi lúc hàu như ai cũng phải vận dụng đọc hiểu để sống và làm việc có hiệu quả chính vì thế mà OECD coi năng lực đọc là một trong ba năng lực cốt lõi nhất cần có một con người.

Tính ứng dụng của viết và nghe, nói cũng thế. Không biết viết chữ thì đã quá rõ. Không biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của mình thì sẽ thế nào? Chỉ thử nghĩ, nếu bạn cần có một suất học bổng để đi du học hoặc muốn chuẩn bị cho cuộc trả lời phỏng vấn xin việc thì bạn làm gì? Các công thức toán, lí, hóa ra ôn tập chăng? Rõ ràng là không, mà cần phải biết viết bài bình luận, biết trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin, độc đáo, chặt chẽ, thuyết phục…cả nói lẫn viết. Còn gì buồn hơn nếu bạn rơi vào tình trạng nghe người ta nói đùa mà lại cứ tưởng là nói thật …Học Ngữ văn tốt, bạn sẽ vẫn dụng vào việc nói năng, cư xử hằng ngày tế nhị hơn, có văn hóa hơn…

Cuối cùng, ngay cả việc học các tác phẩm văn thơ tưởng như khó ứng dụng ấy vẫn rất cần. Các câu thơ hay, những nhân vật từ trong các tác phẩm cứ dần in sâu vào tâm hồn, giúp bạn sẽ sống nhân ái, vị tha hơn. Nhà văn M Gorki từng nói: “Mỗi tác phẩm là một cuộc đời”. Một lúc nào đó bạn sẽ sống, suy nghĩ và hành động như rất nhiều tình huống đã xảy ra trong tác phẩm văn học.

Không chú ý học tốt môn Ngữ văn, rất nhiều bạn ra đời rồi vẫn viết sai chính tả, ngữ pháp. Rát nhiều người dù đã tốt nghiệp đại học mà vẫn không viết được một biên bản, đơn từ, thư trao đổi, giao dịch cho đúng quy các. Họ rất lúng túng khi xem bản đồ một thành phố lớn để xác định đúng những điểm cần đến hoặc không thể trình bày nổi một ý tưởng, một dự định mà mình đã suy nghĩ một cách hiệu quả.

Thoát nạn mù chữ không có ý nghĩa là đã biết đọc hiểu. Nhiều người đọc rất to và lưu loát một văn bản nhưng vẫn không hiểu hoặc hiểu không đúng thông tin đó. Đó là nói ở các văn bản thường thấy trong đời sống. Còn đối với văn chương, rất nhiều người không thể hiểu nổi một câu thơ trong Truyện Kiều hay một cách ngôn nào đó có tính phức tạp một chút, cần phải có nhiều suy nghĩ.  Nhìn từ thực trạng đó sẽ thấy vai trò và tính ứng dụng của môn học Ngữ văn là quan trọng đến mức nào.

Môn học Ngữ Văn trong mối quan hệ với các môn học khác.

Học tốt môn Ngữ văn là điều kiện để học các môn học khác. Trước hết phải biết đọc biết viết. Người ta vẫn thường nói phải học đọc trước rồi sau đó học để đọc là thế. Mỗi cuốn sách giáo khoa là tập hợp các văn bản thông tin khoa học. Muốn học tốt các môn học khác trước hết phải đọc hiểu văn bản trong SGK mỗi môn học phải có một cách đọc riêng; nhưng tất cả đều  có yêu cầu chung giống nhau là phải hiểu văn bản đó nói gì. Chính vì thế mà Chuẩn chung cốt lõi của Hoa Kỳ yêu càu đọc hiểu không chỉ trong môn ngữ văn (Language arts) mà còn cả trong môn Lịch sử/ khoa học xã hội, toán và khoa học kĩ thuật.

Viết một bài về lịch sử, địa lý hay bất kì một môn học nào cũng thế thôi, đều phải vận dụng ngôn ngữ lập luận thuyết minh, giải thích, mô tả, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ đối tượng và thuyết phục người đọc. Có người lại bảo, nếu thế thì chỉ học mới thoát được nạn mù chữ (literacy). Lên các cấp cao hơn. Ra đời rồi vẫn tiếp tục phải học đọc, học viết. Vì văn bản cần dọc vô cùng đa dạng, phong phú với rất nhiều dạng loại và độ khó khác nhau trong kho tang tri thức nhân loại.

Cuộc sống lại phát triển liên tục, cách phản ánh và mô tả, thể hiện cuộc sống luôn thay đổi. Văn học mỗi thời lại đòi hỏi những cách đọc khác nhau. Cùng là Nguyễn Minh Châu nhưng Mảnh trăng cuối rừng chiếc thuyền ngoài xa phải học theo cách khác nhau. Cùng là Huy Cận nhưng ở bài Tràng giang trong tập Lửa thiêng phải đọc khác, đến Các vị la hán chùa Tây Phương là phải đọc và tiếp nhân theo cách khác rồi.

Văn học đã thế, nội dung, cách thức trình bày, biểu đạt của văn bản các môn khác cũng hết sức đa dạng trong đó có văn bản đa thức (muntimodal text) là loại văn kết hợp trong nó cả kênh chữ, kênh hình (đồ thị, bảng, biểu, hình khối…) và âm thanh sống động khác nhau.Rất nhiều công trình khác nhau.Rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh năng lực đọc ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn khấc, thập chí ảnh hưởng đến cả sự thành đạt của mỗi con người.

Theo nghiên cứu của tổ chức khảo thí Đại học Hoa kỳ (2008) học sinh không được chuẩn bị  về đọc hiểu thì cơ hội thành công sau này về mặt khoa học là 1 %. Trong khi đó, học sinh chuẩn bị đọc hiểu, tỉ lệ tương ứng là 32 % (khoa học ) và 67 % ( Toán học).

  • Kết bài:

Tư duy khoa học và tư duy hình tượng có nhiều điểm khác nhau nhưng có điểm chung là muốn tạo đều cần đến trí tưởng tượng. Học Ngữ văn, đọc và viết văn chính là rèn luyện để hình thành và phát triển tốt năng lực tưởng tượng ở mỗi con người, làm cơ sở và cảm hứng sáng tạo cho người học ở các lĩnh vực khác.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.