»» Nội dung bài viết:
Đề cương ôn tập Học kỳ 1, Ngữ văn 8
I. Văn bản:
1. Truyện và ký Việt Nam 1930 – 1945.
TT | Tác giả | Tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | Nguyên Hồng | Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) | Hồi kí | – Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương mẹ của bé Hồng | – Lời văn chân thực, cảm động; kết hợp tự sự xen miêu tả, biểu cảm… |
2 | Ngô Tất Tố | Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) | Tiểu thuyết | – Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH PK. – Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng… | – Cách kể kết hợp miêu tả rất sinh động: nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ |
Nam Cao | Lão Hạc
| Truyện ngắn | – Số phận đau thương, của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. | – Cách kể chuyện chân thực, cảm động – Miêu tả tâm lí đặc sắc…
|
2. Thơ Việt Nam 1900 – 1945.
TT | Tác giả | Tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | Phan Châu Trinh. | Đập đá ở Côn Lôn | Thất ngôn bát cú | – Khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước: dù gặp bước gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí | – Bút pháp lãng mạn – Giọng điệu hào hùng |
2 | Vũ Đình Liên | Ông đồ | Thơ năm chữ | – Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũa người xưa… | – Thơ ngũ ngôn bình dị, lời thơ cô đọng, gợi cảm |
3. Văn bản nhật dụng:
TT | Tác giả | Tác phẩm | Phương thức biểu đạt chính | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | Thông tin về ngày trái đất năm 2000 | Nghị luận | – Trình bày tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người ý thức bảo vệ trái đất – Kêu gọi mọi người: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” | – Bố cục chặt chẽ – Kết hợp hiệu quả với phương thức thuyết minh
| |
2 | Bùi Khắc Viện | Ôn dịch thuốc lá | Nghị luận | – Trình bày nhận thức về tác hại của nạn nghiện thuốc lá nguy hiểm hơn cả ôn dịch: gặm nhấm sức khỏe con người và gây nhiều tác hại với gia đình, xã hội. – Kêu gọi mọi người chống lại, ngăn ngừa ôn dịch thuốc lá | – Kết hợp hiệu quả hai phương thức nghị luận và thuyết minh |
Thái An | Bài toán dân số. | Nghị luận | – Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Sự gia tăng dân số như một bài toán cấp số nhân rất đáng lo ngại. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình. | – Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp hiệu quả giữa nghị luận và kể chuyện |
4. Văn bản nước ngoài:
TT | Tác giả | Tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | An-đec-xen | Cô bé bán diêm | Truyện ngắn | – Tác phẩm truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh của em bé bán diêm. | – Kể chuyện hấp dẫn: đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. |
2 | O-hen-ri | Chiếc lá cuối cùng | Truyện ngắn | – Câu chuyện làm cho người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả của những con người bất hạnh. | – Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần… |
II. Tiếng Việt.
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác:
– Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
– Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Ví dụ:
Giáo dục:
+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…
+ Học sinh: Học sinh giỏi, Học sinh yếu…
2. Trường từ vựng.
– Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…
3. Từ tượng hình, Từ tượng thanh.
– Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
– Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
– Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
– Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
5. Trợ từ.
– Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ:
những, có, chính, đích, ngay…
6. Thán từ.
– Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
– Thán từ gồm có hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…
+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…
7. Tình thái từ.
– Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:
– Tình thái từ nghi vấn
– Tình thái từ cầu khiến
– Tình thán từ cảm thán
– Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
8. Nói quá.
– Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
9. Nói giảm nói tránh.
– Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
10. Câu ghép.
– Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:
– Quan hệ nguyên nhân
– Quan hệ điều kiện (giả thiết)
– Quan hệ tương phản
– Quan hệ tăng tiến
– Quan hệ lựa chọn
– Quan hệ bổ sung
– Quan hệ nối tiếp
– Quan hệ đồng thời
– Quan hệ giải thích.
11. Dấu ngoặc đơn.
– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dâu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
12. Dấu hai chấm:
– Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dâu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
+ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dâu gạch ngang).
13. Dấu ngoặc kép:
– Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.
– Các câu hỏi phần tiếng việt thường nằm trong mục 1 của đề thi học kì 1 với các dạng câu hỏi: nhận biết, trình bày, nêu ý nghĩa và tác dụng ….
III. Làm văn.
Viết bài văn tự sự về những chủ đề quen thuộc trong sống quanh em (có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).
– Một việc làm tốt mà em đã làm.
– Một câu chuyện cảm động mà em đã chứng kiến.
– Một lần em mắc lỗi khiến người khác buồn lòng.
* Lưu ý: Câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp con người hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
trải nghiệm đáng nhớ.