108 lời dạy hay giúp bạn chiến thắng bản thân, trở nên điềm đạm.
Cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng với bất kì ai. Muốn có được thành công, nhất định phải chiến thắng hoàn cảnh, vượt lên trên người khác. Cái thắng đầu tiên và quan trọng nhất là thắng chính mình. Cái thắng thứ hai là thắng hoàn cảnh. Cái thắng thứ ba là chinh phục được lòng người. Không thắng dược chính mình là chưa không ngoan. Không thắng được hoàn cảnh là chưa có nghị lực. Không thắng được lòng người là chưa có trí dũng.
- Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. (Platon)
- Khí tượng như chim phụng hoàng liệng trên mây xanh thì những lợi hại cỏn con không động được tâm nữa.
- Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa lúc nào cũng thua nước.
- Người ta thường vì những sự nhỏ mọn không đâu mà gây phiền não cho mình. Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến cho mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào. (Nguyễn Duy Cần)
- Cái thuật ở đời, giống như phép đấu võ hơn là phép khiêu vũ: phải vững chân mà đứng, sẵn sàng đợi sự bất ngờ vụt đến.
- Chính mình không kiềm chế nổi mình mà cứ muốn kiềm chế người khác thì thật là khờ dại. (Khuyết Danh)
- Vạn vật trong thiên hạ không gì mềm nhũn bằng nước, thế mà nước to vô hạn, sâu vô cùng. (Hoài Nam Tử)
- Càng nói ít càng nghe được nhiều. (Alexander Solshenitsen)
- Chỗ mà người xưa gọi là hào kiệt ắt phải có khí tiết hơn người. Nhưng, nhân tình có chỗ không thể nhịn được. Bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh. Cái đó chưa đủ gọi là Dũng. Kẻ đại dũng trong thiên hạ, trái lại thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy. (Tô Đông Pha)
- Nuốt đặng cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.
- Thân ở trong muôn loài, tâm ở trên muôn loài.
- Kẻ sĩ mà còn quyến luyến những sự thuận tiện yên vui cho xác thịt thì tâm lụy, chí hèn, không đáng gọi là kẻ sĩ.
- Ta có tai, mắt ta nghe, ta trông; ta có tâm tư, ta suy, ta nghĩ; ta đối với người xưa, có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chiu. Ta theo lý, nhất quyết không làm tôi tớ cổ nhân. (Lương Khải Siêu)
- Yên vui, thư nhàn là thuốc độc, không nên quyến luyến ham mê. (Tả Truyện)
- Nghe lời chê bai mà giận là làm ngòi cho người gièm pha; nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót. (Văn Trung Tử)
- Ở đời cái gì thung dung thì còn mà cấp bách thì mất; việc mà thung dung thì có ý vị, người mà thung dung thì thường sống lâu. (Lữ Khôn)
- Tâm không bình, khí không hòa thì nói hay lầm lỗi. (Hứa Hành)
- Điều dưỡng cái khí lúc đang giận; đề phòng câu nói lúc sướng mồm; lưu tâm sự lẫm lúc bối rối; biết dùng đồng tiền sẵn sàng. (Uông Thụ Chi)
- Nói đương sướng hả mà nín ngang được; ý đương hớn hở mà thu hẳn lại được; tức giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người kiên nhẫn thì không tài nào được như thế. (Vương Thủ Nhân)
- Ít sắc dục để nuôi tình, ít ngôn ngữ để nuôi khí, ít tư lự để nuôi thần. (Tuân Sinh Tiên)
- Những cách làm cho sống lâu: Từ, Kiệm, Hòa, Tĩnh, thì Tĩnh là cao siêu hơn hết. (Cổ Ngữ)
- Nhịn điều người ta không thể nhịn được, dung điều người ta không thể dung được, chỉ có người kiến thức và độ lượng hơn người mới được như thế. (Trình Di)
- Làm nhà bên đường, gặp ai cũng bàn, thì ba năm không xong. (Tào Bao Truyện)
- Người mà tính khí thất thường, suốt đời không làm nên được việc gì. (Tăng Quốc Phiên)
- Có yên tĩnh mới nẩy ra tinh thần, có tinh thần mới nẩy ra trí lực. (Hồ Lam Đức)
- Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết: vật gì thịnh lắm thì suy. (Thái Trạch)
- Tâm địa bình tĩnh thì tự nhiên khoan khoái công minh. (Trình Hiệu)
- Phàm việc đã tốt mà cho tốt quá, nhiều khi hay hỏng. (Tạ Tôn Phương)
- Người tri túc không vì lợi mà lụy thân. (Trang Tử)
- Người ta mà nóng nảy, nông nổi, hẹp hòi thì xử việc, việc hay hỏng, tiếp người, người hay giận, mà chính mình cũng phải thiệt thòi. (Lữ Khôn)
- Người đã biết nuôi chí thì không nghĩ đến hình. (Trang Tử)
- Ai mà thân được nhàn rỗi thì chí thường hẹp hòi. (Gia Ngữ)
- Người sinh ở đời, nếu trong lòng không tự đắc thì đi đến đâu mà chẳng khổ; nếu trong lòng thản nhiên thì đi đến đâu mà chẳng sướng. (Mã Tồn)
- Chớ đem vọng tưởng mà làm hại chân tâm; chớ đem khách khí mà làm hại nguyên khí. (Hồ An Quốc)
- Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, nếu chẳng để cho thâm tâm yên lặng đặng một lúc, nghĩ cũng đáng thương.
- Đá đập được mà không làm mất được tính rắn; son mài được, mà không thể làm mất được sắc đỏ. (Lữ Thị Xuân Thu)
- Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp, thế mà bao giờ lửa cũng thua nước
- Người ta ở đời, đối với loài người mà gặp phải kẻ xử với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như mình đi trong bụi rậm vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại, gỡ dần ra mà thôi. Gai góc kia có biết gì mà đáng giận?
Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan. - Lấy oán báo oán, oán oán chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan. (Thích Ca)
- Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta; như cơn gió dữ lỡ tạt nhằm ta, ta nghĩ cho cùng thì có gì đáng giận. (Mạnh Tử)
- Than van, khóc lóc khẩn cầu đều là khiếp nhược. (A. De Vigng)
- Kẻ nào biết xem bằng một cặp mắt vô tư, kẻ xấu như người tốt, kẻ thù như người thân, kẻ lạ như người quen, kẻ ấy là người đã vượt thoát kẻ khác rất xa trên con đường đạo đức vậy. (Bhagavad Gita)
- Khi nào ta không còn cảm thấy bị bận mắc trong các sự vật hữu hình, cũng không còn bận mắc trong hành vi hay trong tưởng tượng của dục tình nữa, chừng ấy ta mới gọi là hoàn toàn đặng. (Bhagavad Gita)
- Còn ham muốn một kết quả cho hành vi là còn nô lệ lấy ngoại vật. (Bhagavad Gita)
- Làm mà mong cho Nên, thì tất phải sợ Hư. Chưa nên mà đã lo hư, nên rồi còn phải lo giữ: hành vi ấy là hành vi nô lệ.
- Làm chủ lấy mình và luôn luôn điềm tĩnh. Vui buồn, sướng khổ, ấm lạnh, nhục vinh đều xem như nhau; Biết xem cục đất như hòn vàng, cục đá như hòn ngọc; Đối với một kẻ thân như người sơ, kẻ nghịch như người bạn;
Không nô lệ một hy vọng hay một dục vọng nào; Đối với vạn vật đều xem như một. (Bhagavad Gita) - Những điều không thể tránh khỏi, đừng để cho nó bận lòng mình.
- Một thân thể không đau, một tâm hồn không ghẻ lở: chân hạnh phúc của con người chỉ có bấy nhiêu thôi. (Epicure)
- Được thì tự cao, mất thì điên đảo, đó là tâm hồn của đứa tiểu nhân. (Gnomol)
- Điều chỉnh đời mình theo thiên nhiên thời không bao giờ nghèo; điều chỉnh đời mình theo dư luận của con người, thời không bao giờ giàu. (Sénèque)
- Tự túc, là đã được một thứ của quí vô giá: tự do. (Epicure)
- Tìm được sự yên ổn về phần vật chất đâu có ích gì, nếu khi nghĩ đến cái chết, cái khoảng mênh mông vô tận của trời đất mà trong lòng hãy còn run sợ? (Epicure)
- Kẻ thấy nghèo không sợ, thấy khổ không nao là người không ai khiếp-phục được. (Epicure)
- Không có cái gì làm cho vừa lòng được cái người đã có đủ mà cứ tưởng cho mình còn thiếu thốn mãi. (Epicure)
- Với một tấm lòng can đảm, không có gì gọi là khó cả. (Jacques Coeur)
- Nản lòng thối chí, không còn gì đáng sợ hơn nữa: đó là sinh lực đến thời tàn tạ. (Sénèque)
- Kẻ nhẫn nại quí hơn người dũng sĩ: kẻ làm chủ được tâm hồn mình hơn kẻ thâu thành cướp lũy.(A. Kempis)
- Giá trị thật của con người ở nơi nhân cách, không phải ở nơi của cải. (Blackie)
- Hay nóng giận, nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối. (Plutarque)
- Bị người nhục mà giận, là đem cái lỗi của người mà hành hạ báo thù mình. (Swift)
- Mỗi khi Socrate thấy trong lòng chao động sự nóng giận muốn khởi lên, ông liền thay đổi sắc cho tươi cười, giọng nói êm dịu, nhờ đó ông được tâm hồn luôn luôn bình thản. (Plutarque)
- Kẻ bị sỉ nhục, dùng sỉ nhục để báo thù, có khác gì người sỉ nhục họ kia không? Chẳng qua là những kẻ cùng làm quấy như nhau, nhưng chỉ kẻ trước người sau mà thôi vậy. (Tertullien)
- Thóa mạ là những lý lẽ của bọn lầm lỗi. (J.J. Rousseau)
- Mình bị phải sự bất công của một kẻ dữ: hãy tha thứ cho nó đi, để cho mình với nó khỏi làm hai đứa dữ. (Saint Augustin)
- Ít nói, không phải là nói ít, mà là đừng nói những điều vô ích. (Francois Salle)
- Biết làm thinh quí hơn biết nói. (Ambroise)
- Lắm khi lời nói ra, như mũi gươm ngược lưỡi đâm mình. (Plutarque)
- Những điều chưa nói, mình làm chủ nó; nói ra rồi, mình là tớ nó. (Imitation de J.C)
- Tạo hóa sanh ra con người có hai lỗ tai và một lỗ miệng, là để cho ta tập nghe nhiều hơn nói. (Nabi Effendi)
- Phải dùng lời như dùng vàng bạc vậy. (Joubert)
- Người quân tử chỉ có cúi đầu trước lương tâm của mình thôi: nhưng lương tâm ấy, trên thế gian nầy, không ai làm chủ nó được. (Wagner)
- Tự do không bao giờ đi chung với yếu đuối. (Vauvenargues)
- Một chiếc ghe trên con sông, có thể hoặc tự để trôi theo dòng nước; hoặc chèo ngược, bơi ngang, tùy ý. Con người, đối với sức lôi cuốn của sự vật cũng một thế. Tự Do ở nơi đó và chỉ có bao nhiêu đó mà thôi. (Thiers)
- Không được tự do, mà tưởng mình đã được tự do, không có nô lệ nào đau đớn bằng. (Goethe)
- Không tự do, đời chỉ là một guồng máy thôi. (Lacordaire)
- Không bao giờ nâng cao tâm hồn được, nếu không lo giải thoát nó. (Socrate)
- Tâm hồn, như con chim, càng lên cao chừng nào, càng khoan khoái chừng nấy. (V. Hugo)
- Nếu gọi giàu, kẻ không thiếu thốn gì cả, thì người giàu nhất chỉ có người quân tử thôi. (La Bruyère)
- Không có cách nào báo thù những kẻ làm ác với mình hay bằng cách nầy: đừng giống họ. (Marc-Aurèle)
- Biết yêu kẻ đã xúc phạm mình, đó là hạnh phúc của người quân tử. Muốn được vậy, phải biết nghĩ rằng: Những kẻ ấy là họ hàng thân thích mình; Những kẻ ấy phạm lỗi, là vì không biết chớ không phải là cố ý; Những kẻ ấy rồi chẳng bao lâu cũng cùng với ta mà chết cả; Mà thứ nhứt, những kẻ ấy không có làm thiệt hại cho mình chút gì cả, bởi họ không từng làm cho tâm tính mình hư đi được. (Marc-Aurèle)
- Cái thuật ở đời, giống như phép đấu võ hơn là phép khiêu vũ; phải vững chân mà đứng, sẵn sàng đợi sự bất ngờ nó vụt đến. (Marc-Aurèle)
- Con mắt lành thì vật gì cũng phải trông thấy được, chứ không thể nói:“Tôi chỉ trông một sắc xanh thôi”, vì thế là con mắt mình đã hư rồi vậy. Cái tai lành, cái mũi lành cũng phải nghe được mọi tiếng, ngửi được mọi mùi. Tì- vị tốt thì đồ ăn nào cũng phải tiêu được, như cái cối xay lúa, thứ lúa nào cũng phải xay được. Vậy thời, cái óc thông minh bao giờ cũng phải sẵn sàng mà tiếp nhận lấy các sự vật xẩy ra. Chứ cái óc, chỉ biết nguyện:“Ước gì cho con cái ta được sống lâu”, hay là “Ước gì cho việc gì ta làm cũng được thiên hạ khen”, thời có khác gì con mắt chỉ muốn nhìn sắc xanh, cái răng chỉ muốn nhai vật mềm mà thôi đâu. (Marc- Aurèle)
- Người nào phiền não hay tức giận về việc gì, không khác con heo phải đem chọc huyết mà còn giẫy giụa, kêu la. Người nào nằm trên giường một mình mà lẩm nhẩm than cái nỗi phiền lụy ở đời cũng vậy. Phải biết rằng duy có kẻ có trí khôn biết lẽ phải, mới biết đem ý nguyện thuận theo những việc xẩy ra. (Marc-Aurèle)
- Có lẽ còn có một chốc lát nữa thời chết đấy; thế mà hiện nay trong lòng hãy còn chưa bình tĩnh, yên ổn, chưa thoát đặng cái lầm tưởng rằng ngoại vật có thể hại được mình, hoặc đem lại hạnh phúc, thật không còn gì ngao ngán bằng! (Marc- Aurèle)
- Cái xấu của mình, có thể tránh được lại không tránh; cái xấu của người không thể tránh được, lại cố tránh; thật cũng nực cười! (Marc-Aurèle)
- Hoặc có kẻ đứng bên cạnh cái suối nước trong và ngọt mà chửi rủa cái suối, cái suối vẫn chảy không ngừng, ném đất bùn, ném dơ bẩn vào, nó cuốn sạch đi ngay, không còn chút bợn lại. Làm sao cho trong người của mình cũng có một cái suối trong vô tận như thế. Là lúc nào cũng giữ cho trong mình được tự do, êm ái, bình tĩnh, khiêm hòa. (Marc-Aurèle)
- Nếu biết đem tư tưởng mà bao quát cả vũ trụ; Nếu biết nghĩ đến cái thời gian thiên cổ vô cùng tận; Nếu biết xét đến mỗi vật biến thiên mau chóng là dường nào; xét từng phần một, từ khi sanh ra đến khi chết, ngắn ngủi dường nào, mà cái thời gian trước khi sinh ra với cái thời gian sau khi diệt đi, bát ngát, mênh mông, không bờ không bến; Nếu biết thế, thời khỏi được lắm nỗi phiền lòng vô ích vì những cái danh lợi cỏn con; biết thế thì cuộc đời sẽ được thảnh thơi yên tĩnh. (Marc-Aurèle)
- Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực, không thể chịu đựng được sự lăng mạ.
- Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ lỡ tạt nhằm ta, ta nghĩ cho cùng thì có gì đáng giận. (Mạnh Tử)
- Kẻ thấy nghèo không sợ, thấy khổ không nao, là người không ai nhiếp phục được. (Épicure)
- Điều chỉnh đời mình theo thiên nhiên, thời không bao giờ nghèo; điều chỉnh đời mình theo dư luận của con người, thời không bao giờ giàu. (Séneque)
- Những điều không thể tránh khỏi, đừng để cho nó bận lòng mình.
- Biết người ta dối mà không thèm nói ra miệng, phải người ta khinh mà không thèm giận ra mặt, như thế thì có ý vị vô cùng và thụ dụng vô cùng. (Súc Đức Lục)
- Người mà tính khí bất thường, suốt đời không làm nên được việc gì. (Tăng Quốc Phiên)
- Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm. (Hứa Thành)
- Có yên tĩnh mới nảy ra tinh thần, có tinh thần mới nảy ra trí lực. (Hồ Lam Đức)
- Nuốt được cái cay đắng trong cai đắng mới làm nên được hạng người trên loài người.
- Điều dưỡng cái khí lúc đang giận; đề phòng câu nói lúc sướng mồm; lưu tâm sự lầm lúc bối rối; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng. (Uông Thụ Chi)
- Than van, khóc lóc, khẩn cầu, đều là khiếp nhược. (A. De Vigny)
13. Nghe lời chê bai mà giận là làm mồi cho kẻ gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót. (Văn Trung Tử) - Ít nói không phải là nói ít, mà là đừng nói những điều vô ích. (Francois De Salle)
- Bị người ta làm nhục mà giận là đem cái lỗi của người mà hành hạ báo thù mình. (Swift)
- Người khéo léo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy ít đè nhiều.
- Kẻ bị sỉ nhục, dùng sỉ nhục để báo thù, có khác gì người sỉ nhục kia không? Chẳng qua là những kẻ cùng làm quấy như nhau nhưng kẻ trước người sau mà thôi. (Tertullian)
- Kẻ nhẫn nại quí hơn người dũng sĩ, kẻ làm chủ được tâm hồn mình quý hơn kẻ thâu thành cướp lũy. (Kempis)
- Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối. (Plutarque)
- Một thân thể không đau, một tâm hồn không loạn: Chân hạnh phúc của con người chỉ có bấy nhiêu thôi. (Épicure)
- Chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử thách người khôn ngoan. (Ngạn ngữ)
- Người mà nóng nảy, nông nổi, hẹp hòi thì xử việc, việc hay hỏng, tiếp người, người hay giận, mà chính mình cũng phải thiệt thòi. (Lữ Khôn)