Cảm nhận lời nhắc nhở về truyền thống uống nước nhớ nguồn qua bài thơ Nói với con

cam-nhan-loi-nhac-nho-cua-nguoi-cha-qua-bai-tho-noi-voi-con

Lời nhắc nhở chân thành về truyền thống uống nước nhớ nguồn của người cha qua bài thơ Nói với con.

  • Mở bài:

Y Phương sống gắn bó với quê hương và dân tộc mình. Những sáng tác của ông thường toát lên sự chân tỉnh mộc mạc, giản dị, nhưng cùng hết sức sâu sắc như chính còn người quê hương ông. Nói với con là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương. Qua lời tầm tình của người cha với đứa con, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, vẻ đẹp tâm hồn của con người miền núi. Bài thơ chứa đựng tình cảm cha con thắm thiết, tình quê hương sâu nặng. Cha truyền cho con niềm tự hào về quê hương, mong con tiếp nối xứng đáng truyền thống của quê hương.

  • Thân bài:

Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả những bước đi chập chững đầu đời của con. Mỗi đứa con dường như đều lớn lên trong tình yêu thương từng ngày của cha mẹ:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười “

Xung quanh đứa trẻ luôn có sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Gian nhà sàn nhỏ, đơn sơ nhưng đầm ấm bởi “tiếng nói”, “tiếng cười” của con. Từng bước đi của con luôn có sự dõi theo, vui mừng đón nhận của cha mẹ. Từ “chạm” diễn tả cụ thể sự gần gũi, tin yêu từng phút giây cha mẹ ở bên con. Những hình ảnh cụ thể, sinh động ấy gợi lên sự xúc động nơi người đọc.

Đứa con trưởng thành không chỉ trong vòng tay cha mẹ mà còn có quê hương với “người đồng mình”, trong cuộc sống lao động cần cù, thiên nhiên thơ mộng. Người đồng mình không chỉ kiên cường, bền chí mà còn biết làm đẹp cho cuộc sống của mình từ những gì bình dị nhất:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.

Nơi vùng cao con sinh ra có cuộc sống lao động cần cù, tươi vui được nhà thơ gợi lên qua những hình ảnh đẹp, tả thực mà giàu ý nghĩa. Cả hai hình ảnh “lờ” và “vách nhà” đều vô cùng gần gũi với từng người miền núi. “Lờ” dùng để bắt cá phục vụ cuộc sống hàng ngày. “Vách nhà” che chở mưa nắng cho con người. Rừng núi quê hương cũng thật thơ mộng, nghĩa tình:

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tẩm lòng ”

Có thể rừng núi vẫn còn hoang sơ, đường đi nhiều hiểm trở, nhưng thiên nhiên vẫn rất đẹp và hào phóng. Muôn vàn hương sắc “hoa” của rừng đã nuôi dưỡng cho con vẻ đẹp tâm hồn: giản dị, trong sáng, đôn hậu. Nếu hoa là một bản chất không thể thay đổi của “rừng” thì “những tấm lòng” cũng là một bản chất không thể đổi thay của “con đường”.

Trên con đường mà suốt cuộc đời con đi qua, con đã và sẽ gặp, nhận được bao tấm lòng đôn hậu, thủy chung của “người đồng mình”, của dân tộc mình. Con đường ấy, hàng ngàn con đường như thế đã liên kết “người đồng mình” với nhau, khiến “người đồng mình” đến với nhau dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Lời thơ tự nhiên, sinh động. Tình yêu con của người cha không phải là những lời âu yếm, khen ngợi mà là lời dặn dò, dạy bảo gửi trong hình ảnh quê hương, núi rừng mộc mạc, thân thương đã tạo nên sắc thái riêng thật xúc động của bài thơ.Để khẳng định lại khởi nguồn của mọi niềm vui chính là gia đình, nhà thơ nhắc về ngày cưới:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con. Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.

Những tâm sự mà người cha muốn “nói vói con” đã cụ thể hơn rất nhiều trong khổ thơ thứ hai. Lời thơ mở ra một không gian cao rộng, khoáng đạt của quê hương, xứ sở:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Một lần nữa, cụm từ đầy trìu mến, thân thương được lặp lại: “Người đồng mình thương lắm con ơi” với lời thơ thiết tha.Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước. Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương,người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.

Y Phương muốn con mình hiểu rằng giá trị của con người không phải đo bằng những của cải vật chất mà là những phẩm chất người đó có. Giá trị đích thực của con người phải ở tầm cao nhân văn mà con người đang vươn tới.  Người cha mong ngay từ nhỏ, đứa con phải nhận biết rằng những gì làm nên phần tốt đẹp nhất của cuộc đời là những giá trị tinh thần chứ không phải là của cải vật chất tầm thường. Sống phải tràn đầy niềm tin và khí phách, sống hồn nhiên vô tư như sông suối, như núi rừng, chẳng bao giờ ngại khó ngại khổ, vất vả, gian lao:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

Với những hình ảnh cụ thể của rừng núi quê hương: đá gập ghềnh, thung nghèo đói, nhà thơ gợi lại cuộc sống vất vả đầy gian nan, thách thức giữa hoang sơ đại ngàn. Những “người đồng mình” mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói. Sự chấp nhận cuộc sống một cách tự nguyện, không kêu ca là đức tính cao quý của người miền núi nói riêng và người Việt Nam nói chung. Trên đá cằn khô ấy, trong thung cằn cỗi ấy, họ vẫn tìm thấy sự tươi đẹp của cuộc đời. Vì vậy, người cha mong muốn con mình phải có nghĩa tình thủy chung với quê hương, biết chấp nhận, vượt qua gian nan, thừ thách bằng ý chí, nghị lực của bản thân.

Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

Đời người giống như một dòng sông chảy từ núi xuống biển cả. Dòng sông ấy có đoạn gầm gào thác đổ, có đoạn sôi sục lũ rừng nhưng rồi cũng đến cái êm ả của đồng bằng và cuối cùng là vẻ mênh mông của biển cả. Đó chính là quy luật của tự nhiên. Con người hãy như dòng sông, biết chấp nhận tất cả thác ghềnh đó: “Sống như sông như suối”. Nhưng khi băng qua những thác ghềnh đó, con người phải học lấy những bài học trong đó. Được vậy thì mọi khó khăn, gian nguy cũng không làm ta nản chí:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đả kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

“Người đồng mình” có thể mộc mạc, “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” là lời khẳng định, niềm tự hào của chính tác giả về những con người quê hương mình. Họ mong đuợc đóng góp cho quê hương những điều tốt đẹp nhất. Điều đó có thể rất khó khăn, rất vất vả như việc “đục đá”. Đó là một hình ảnh ẩn dụ sinh động, gợi cảm. Những người dân lao động miền núi “tự đục đá kê cao quê hương”, tôn cao vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Hình ảnh thơ đầy ấn tượng, chan chứa niềm tự hào. Cuối bài thơ là lời người cha nhắc nhờ đứa con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con “

Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Giọng thơ mang âm hường tha thiết, dạt dào tình cảm cha dành cho con. Dù cuộc sống lam lũ, cực khổ cũng không thể khuất phục ý chí của con. Đó là lời cha dặn dò, điều cha mong ước trước khi con mình bước vào biển cả cùa cuộc đời.

Giọng điệu thơ tha thiết, trìu mến xuyên suốt bài thơ làm rung động tâm hồn chúng ta. Tác giả đã xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc nhưng giàu chất thơ một cách thành công. Đây là bài thơ độc đáo của ngươi miền núi viết về tinh cha con, đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.

  • Kết bài:

Bài thơ “Nói với con ” của Y Phương có sức hấp dẫn đặc biệt bởi vẻ đẹp độc đáo của nó. Sự yêu quý, tự hào, gắn bó với quê hương, xứ sở là yếu tố quan trọng đưa đến sự thành công của bài thơ. Nó giúp ta hiểu thêm vê sức sông và vẻ đẹp tâm hôn của một dân tộc miền núi. Bài thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận tấm lòng yêu thương của người cha dành cho con qua bài thơ "Nói với con" của Y Phương - Theki.vn
  2. Cảm nhận tình yêu quê hương xứ sở của nhà thơ Y Phương qua bài thơ Nói với con - Theki.vn
  3. Phân tích đoạn 1 trong bài thơ Nói với con của Y Phương - Theki.vn
  4. Nói với con (Y Phương) (Bài 8, Ngữ văn 7, tập 2, Kết nối tri thức) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.