Dàn bài: Mục đích của việc học theo UNESCO đề xướng:Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

dan-bai-muc-dich-cua-viec-hoc-theo-unesco

Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

* Gợi ý: 

  • Mở bài:

– Học tập là một trong những hoạt động cần thiết đối với mỗi con người. Không có học tập sẽ không có văn minh, không có tiến bộ, không có sáng tạo, cuộc sống sẽ dần dần mờ nhạt và chấm dứt. Bàn về mục đích của học tập, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (viết tắt UNESCO) từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Học” là hoạt động tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức: có nhiều hình thức học tập.

+ “Học để biết”: tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại.

+ “Học để làm”: Vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, kết hợp “học đi đôi với hành” nếu không học sẽ vô ích.

+ “Học để chung sống”: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội.

+ “Học để tự khẳng định mình”: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, trong lòng mọi người.

→ Học tập là để hoàn thiện bản thân, làm việc hiệu quả, xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Câu nói cũng đề cao vai trò học tập về khoa học kĩ thuật, đạo đức và lối sống.

2. Bàn luận:

* Bàn bạc:

– Mục đích học tập do UNESCO đề xướng là tiến bộ phù hợp thực tế, bám sát những yêu cầu của cuộc sống:

+ Con người sinh ra không thể biết hết mọi điều trong cuộc sống. Học là cách tốt nhất để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của bản thân ta.

(dẫn chứng).

+ Người học phải luôn có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để khắc sâu thêm kiến thức, để phục vụ đời sống của cá nhân, gia đình, xã hội, để từng bước hoàn thiện nhân các bản thân.

(dẫn chứng).

+ Quá trình học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ cho ta nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu trong cuộc đời. Điều đó sẽ giúp ta có kĩ năng sống tốt hơn với hoàn cảnh sống, và mọi người xung quanh.

(dẫn chứng).

+ Khi con người có kiến thức biết vận dụng vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, thích nghi với hoàn cảnh, môi trường thì thành công nhất định sẽ đến. Vị thế xã hội, đạo đức, trí tuệ của người đó sẽ được khẳng định.

(dẫn chứng).

* Nhận xét, đánh giá:

– Việc học có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, cả khi thành công lẫn khi thất bại.

– Phê phán những người không chịu học, học không đi đôi với hành, học lí thuyết suông mà không vận dụng vào thực tiễn, không có khả năng thích nghi với hoàn cảnh sống…

3. Nhận thức và hành động:

– Mọi người cần phải ra sức học tập, nhất là thế hệ trẻ trong bối cảnh thời đại toàn cầu hóa để tạo ra những động lực học tập tốt đẹp góp phần xây dựng và phát triển thế giới…

  • Kết bài:

– Tổng thóng Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Thông qua học tập, con người có thể thực hiện được những gì mình mong muốn, gặt hái được thành công và có được một cuộc sống hạnh phúc. Mục đích cuối cùng của việc học là giúp con người có thể chung sống hnahj phúc.

Suy nghĩ về mục đích của việc học

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.