Suy nghĩ về mục đích của việc học

suy-nghi-ve-muc-dich-va-y-nghia-cua-viec-hoc

Suy nghĩ về mục đích và ý nghĩa của việc học

  • Mở bài:

Chủ tịch Mendela đã từng khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất người ta sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Trong bản định hướng của mình, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của nền khoa học, điều ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

  • Thân bài:

1. Học là gì?

Học là tiếp nhận tri thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách trở thành một người hiểu biết, có nhân cách tốt đẹp trong cuộc sống. Quá trình học tập diễn ra suốt đời con người.

2. Mục đích chân chính của việc học.

“Học để biết” nghĩa là học để có kiến thức và hiểu biết về cuộc sống, về xã hội trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, lịch sử, địa lí,… Hiểu biết là chìa khóa để mở cách cửa cuộc đời, là cội nguồn của những thành công.

“Học để làm” nghĩa là học chuyên sâu về một lĩnh vực, học những kĩ năng làm việc, học phương pháp, học đi đôi với hành, phải biết ứng dục vào thực tế để giải quyết vấn đề. Từ những kiến thức và kỹ năng đã rèn luyện, con người có thể làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

“Học để chung sống” nghĩa là học những kĩ năng sống, quan hệ, giao tiếp, hợp tác, có khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống…, tích cực tạo ra môi trường sống thân thiện, tôn trọng mọi người, chung sống hòa bình, chống chiến tranh. Bằng trí tuệ và tình cảm, con người cùng chung sống hòa thuận, nghĩa tình, gắn kết bền chặt, ai cũng cảm nhận được hạnh phúc.

“Học để tự khẳng định mình” nghĩa là học để tạo ra công danh, sự nghiệp, khẳng định giá trị mình trước cuộc sống. Do đó phải học một cách sáng tạo, không chỉ chấp nhận những giải pháp có sẵn. Học để nắm được quy luật của tự nhiên, quy luân của xã hội để phòng tránh những thiên tai, những bất trắc của cộc sống. Mục đích cuối cùng của việc học là học làm người tốt.

Mục đích giáo dục UNESCO rất đúng đắn và hiện đại nhằm tạo ra những con người toàn diện, phù hợp với toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời thể hiện tầm nhìn xa của những người đề xướng. Mục đích giáo dục của UNESCO sẽ là kim chỉ nam cho mọi nền giáo dục trên thế giới. Mỗi nước tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà đưa ra mục đích giáo dục cho phù hợp.

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở thế kỉ XVIII cũng khẳng định học không phải để cầu danh lợi mà là để làm người tốt, có hiểu biết, biết làm việc và chung sống, đem sức mình xây dựng đất nước. Ông cũng khẳng định, khi nền chính học được hưng thịnh thì người tốt nhiều, pháp luật ngay ngắn, xã hội yên bình. Nếu học chỉ vì lợi danh, nhất định nhà nước cũng suy sụp, xã hội rối loạn, cuộc sống tràn ngập bất công, oan trái.

Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng cho rằng học không phải chỉ để làm quan, học phải là để ấm vào thân, là để hiểu tường tận ngóc ngách của vấn đề, là để vận hành vào thực tế cuộc sống.

Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Nếu mục đích học tập không đúng đắng và thái độ học tập không lành mạnh của học sinh sinh viên hiện nay như học thụ động, học đối phó, học vì điểm số, vì thành tích…

3. Tuổi trẻ phải học như thế nào?

Xác định mục đích học tập của bản thân cho phù hợp với xu thế của thời đại. Phấn đấu rèn luyện phương pháp học tập tích cực để chủ động tiếp thu kiến thức làm hành trang vào đời.

Rèn luyện kĩ năng sống từ việc thăm ra những hoạt động cụ thể của trường của lớp; tham gia những hoạt động xã hội như: thăm mái ấm tình thương, người già neo đơn, thương binh kiệt sĩ, chiến sĩ tình nguyện,…Qua đó, tự rút cho mình những bài học và biết tự giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.

  • Kết bài:

Con người sinh ra và lớn lên, ai chẳng cần học tập, ai mà chẳng cần học hành, học hành giúp mỗi người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Nhưng không phải lúc nào con đường ấy cũng trải hoa hồng để chúng ta bước qua mà có những khó khăn, thăng trầm, những cám dỗ bên ngoài xã hội làm chúng ta nản lòng và muốn dừng lại. Bởi thế, không ngừng nỗ lực trong học tập để vượt qua khó khăn, trở ngại, chiếm lĩnh tri thức và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa ở mai sau.

Nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Dàn bài: Mục đích của việc học theo UNESCO đề xướng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.