Những đóng góp của nhà thơ Anh Thơ đối với nền văn học Việt Nam

gioi-thieu-nha-tho-anh-tho

Những đóng góp của nhà thơ Anh Thơ đối với nền văn học Việt Nam

Phong cách cá nhân:

Anh Thơ đến với Thơ mới là một người đến sau, vì thế ngay từ lúc bát đầu bà đã đặt câu hỏi làm gì để không trùng lặp với những nhà thơ như: Chế Lan Viên, Nguyễn Bính… Anh Thơ cũng mang cái phong cách làng quê nhưng ở bà thì chuyên về tả cảnh, đặc biệt là những hình ảnh rất đời thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một vài bà cụ ngồi bắt chấy.

Vai trò Anh Thơ trong công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc:

Anh Thơ trong phong trào Thơ mới đã đóng góp một “Bức tranh quê ” độc đáo hiếm có, “Bức tranh quê” đã đánh dấu cho sự đa dạng của một phương hướng từng chi phối thơ Việt trong cả thế kỉ XX. Tập “Bức tranh quê ”, bà là nhà thơ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng lớn và được ví như một bức tranh tĩnh vật bằng thơ trước cách mạng.

Thành công và hạn chế của hồn thơ Anh Thơ:

Thành công: Bà đã đóng góp cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc về miền quê Việt Nam: “Bức tranh quê” (thơ, 1941), “Răng đen” (tiểu thuyết 1942), “Cuối mùa hoa” (thơ), “Từ bến sông Thương” (hồi kí), “Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt ” (hồi kí văn học). Nữ sĩ cũng thành công trong việc làm thơ về làng cảnh Việt Nam.

“Bức tranh quê ” là đứa con đầu lòng, là một tác phẩm có vẻ độc đáo hiếm có, nó đã đánh dấu cho sự đa dạng ẹủa một phương hướng từng chi phối thơ Việt trong cả thế kỉ XX. Tập thơ như tất cả vốn liếng từ thời thơ ấu của bà. Ở đây không còn những bài thơ hoàn chỉnh, với những câu đề, thực, luận nối nhau chặt chẽ, không có sự đăng đối cầu kì của Đường luật. Anh Thơ làm thơ như không biết đến những ràng buộc đó.

“Bức tranh quê ” khác với những bài thơ khác là ở con mắt nhìn hiện thực. Thiên nhiên trong thơ bà là những thứ rất mộc mạc, dân dã và quê mùa. Nó như máu thịt gắn liền với tuổi ấu thơ của hầu hết cô bé, hay cậu bé chăn trâu nào… Đó là những hình ảnh lũ chuồn chuồn nhớ nắng, rặng chuối, hoa mướp, hoa xoan, đom đóm hay khung cảnh hội hè, đêm vắng, đám xẩm… và cả cái cảnh một ông già với con ngựa trên đường xuống huyện mỏi mắt chờ đò. Với những câu thơ:

“Bến bỗng nổi một nhịp cười như rú
Sông rùng mình nước gỉợn bóng ma bơi ”

Hay:

“Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu ”

Và những:

Ngoài sân chùa trăng tươi tung ánh bạc
Lũ trai tơ rộn rịp lượn vào ra
Thỉnh thoảng họ lại nam vô lên một lượt
Và cười trêu các ả đến dâng hoa.

Tất cả là một sự sáng tạo độc đáo của thi nhân, một thứ tả thực mới về chất. Một thứ đồ gỗ để mộc chưa qua tay thợ. Giống như chuyến phiêu lưu của những mùi hương mà nhà thơ đã ghi nhận được:

“Làng xóm lặng say đi trong giấc ngủ
Những hương hồng hương lí dậy miên man ”

Hạn chế: Trong thơ của bà trọng tâm là tả cảnh. Anh Thơ đến với Làng quê Việt Nam như một du khách đi tham quan đó đây nên chỉ thơ chỉ là cảnh quê, không thể hiện được tình quê như Nguyễn Bính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.