Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập (Bùi Đình Phong) (Bài 5, Ngữ văn 6, tập 1, Cánh Diều)

Đọc hiểu văn bản:

Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
(Bùi Đình Phong)

* Nội dung chính: Tác phẩm thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và quá trình học hỏi, tìm hiểu, không ngừng sửa chữa của Người để có thể cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập ấy, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn ra và chuẩn bị của Bác, Đảng, Nhà nước đối với sự kiện lịch sử quan trọng của toàn dân tộc. Cho thấy sự nghiêm túc và tận tâm của Bác trong quá trình soạn thảo tuyên ngôn độc lập

I. Chuẩn bị.

Câu 1. Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Thời điểm: Thứ bảy 2/9/1945

– Địa điểm: Quảng trường Ba Đình

– Thời điểm đó có ý nghĩa tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 2. Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc, thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

Trả lời:

– Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

– Thông tin ấy được nêu ở phần (2) của văn bản.

Câu 3. Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?

Trả lời:

– Những mốc thời gian, sự kiện được nhắc đến trong văn bản:

+ 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân trào

+ 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội

+ 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang

+ Sáng 26/8/1945: Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

+ 27/8/1945: Bác tiếp các Bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị

+ Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

+ 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

+ 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn độc lập

+ 14 giờ ngày 2/9/1945: chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 4. Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự dấu đầu dòng, hình ảnh âm thanh trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?

Trả lời:

– Những yếu tố đó có tác dụng thuật lại, trình bày lại sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.

Câu 5. Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?

Trả lời:

– Sự kiện được thuật lại: việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó để người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945

Câu 6. Đọc trước văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong.

Trả lời:

– Tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

Câu 7. Tìm hiểu về sự kiện Chủ tích Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.

Trả lời:

– Tìm hiểu thêm về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngộc Độc lập ngày 2-9-1945:

“Nội dung Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền cơ bản của con người và quyền của các dân tộc. Đây là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.”

– Nguồn gốc thông tin: SGK Ngữ văn 12 tập 1.

II. Đọc hiểu.

Câu 1. Chú ý ngày đăng tải bài viết.

Trả lời:

– Bài viết đăng tải trước 1 ngày nhân kỉ niệm 73 năm ngày Bác đọc Tuyên ngôn độc lập.

Câu 2. Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

Câu 3. Quan sát hai bức ảnh.

Trả lời:

– Ảnh 1: hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trịnh trọng tuyên bố với hàng triệu người dân Việt Nam về nền độc lập của dân tộc.

– Ảnh 2: hình ảnh trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình – nơi diễn ra ngày hội lớn.

Câu 4. Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Trả lời:

– Phần 1 cung cấp thông tin: Bác đề nghị được có cuốn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.

– Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Câu 5. Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2 ?

Trả lời:

Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần 2:

– Cuộc họp trung ương Đảng sáng ngày 26-8-1945 và sự chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

– Đưa ra đề nghị vào đầu tháng 9 ra mắt Chính phủ và đọc Tuyên ngôn độc lập.

– Ngày 28,29/8 Bác tự tay đánh máy soạn thảo bản Tuyên Ngôn độc lập.

– Ngày 30,31/8, Bác trao đổi và bổ sung một số điểm vào văn bản.

Câu 6. Chú ý các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản.

Trả lời:

– Các em xem lại câu 3 phần Chuẩn bị.

Câu 7.  Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?

Trả lời:

– Thông tin được nhắc đến ở phần 3: 14 giờ ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

III. Câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Trả lời:

– Sự kiện thuật lại của văn bản: sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945

– Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

Câu 2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Trả lời:

Nội dung chính của từng phần:

– Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ.

– Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.

– Phần 3: 2/9/1945 Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu: 

Trả lời: 

Mốc thời gian Thông tin cụ thể
4-5-1945 Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
22-8-1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
Tối 25-8- 1945 Bác ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
Sáng 26-8-1945 Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 27-8-1945 Bác đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt toàn dân Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 28, 29-9-1945 Sáng Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền, tối bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
30-8-1945 Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
31-8-1945 Bác bổ sung một số điểm cho Tuyên ngôn Độc lập.
14 giờ ngày 2-9-1945 Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 4. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

– Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa sự kiện đang được thuật lại trong văn bản và thu hút người đọc.

Câu 5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Trả lời: 

– Em thấy trong văn bản cần chú ý nhất tới thông tin Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì đây dấu mốc quan trọng nhất, khẳng định nền độc lập, nhân quyền cũng như chủ quyền của toàn dân tộc Việt Nam. Là một đất nước có tên riêng, thể chế riêng, lãnh thỗ riêng.

Câu 6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có gì khác với văn bản Hồ Chí minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Trả lời: 

– Tờ lịch nhắc đến sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam 2-9-1945.

– Qua tờ lịch em biết những thông tin về sự kiện ấy:

+ Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Bản tuyên ngôn khẳng định Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập.

+ Toàn thể dân tộc quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

– Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử:

+ Tờ lịch: Trình bày ngắn gọn theo hình thức một đoạn văn, tập trung sự kiện, ý nghĩa của ngày 2-9-1945

+ Văn bản Hồ Chí minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc.

Đọc thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.