liet-ke

Soạn bài: Liệt kê – SGK Ngữ văn 7

LIỆT KÊ

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là phép liệt kê?

 Đọc nội dung đoạn trích của Phạm Duy Tốn lên bảng phụ. 

Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm trên có gì giống nhau?

– Về cấu tạo: Các bộ phận trong câu in đậm đều có mô hình cú pháp tương tự nhau:

– Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi … để mở; (cụm danh từ).

– Nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng ,… (cụm danh từ)

– Trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ngoáy tai, ví thuốc, … (danh từ).

– Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những đồ vật đắt tiền được bày biện chung quanh quan lớn.

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

– Có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.

– Cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt các cụm từ và các từ (giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa) như trên gọi là biện pháp liệt kê.

Theo em, liệt kê là gì?

Ghi nhớ (1) Sgk/105.

Bài tập: Tìm phép liệt kê trong đoạn văn sau, nêu tác dụng?

“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.”                               (Nam Cao).

– Phép liệt kê: khóc, khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

– Tác dụng: Nêu lên sự đau khổ tột cùng của dì Hảo.

2. Các kiểu liệt kê:

Đọc câu (1) Sgk và trả lời câu hỏi.

Xét về cấu tạo, các phép liệt kê trong 2 câu có gì giống nhau?

a) Liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.

b) Liệt kê theo từng cặp thường có quan hệ đi đôi. Dấu hiệu nhận biết kiểu này là quan hệ từ “và”.

Đọc câu (2) Sgk và trả lời.

Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê của các câu đó rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

– Câu a: Có thể thay đổi được các bộ phận trong phép liệt kê, vì ý nghĩa của câu không thay đổi.

– Câu (b) không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa 

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/106:

* Bài tập 1: Hs đọc nội dung yêu cầu.

– Hồ Chí Minh dùng 3 lần phép liệt kê:

– Sức mạnh của tinh thần yêu nước: “Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

– Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua các tấm gương những vị anh hùng dân tộc … Bà Trưng, Bà Triệu, … Quang Trung.

– Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp “Từ các cụ già tóc bạc … đất ruộng cho Chính phủ’.

* Bài tập 2/106:

a) Dưới lòng đường … hình chữ thập”.

b) “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”.

* Bài tập 3/106: Đặt câu.

Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi:

Tiếng trống trường báo hiệu hết tiết hai reo lên thì từ các cửa lớp các bạn học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ, nơi này những bạn nữ chơi nhảy dây, kéo co, nơi kia những bạn Nam chơi đá cầu, ném bóng và đàng xa còn có những cuộc bịt mắt bắt dê thật huyên náo.

Cảm xúc về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu:

Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn “Những trò lố … Phan Bội Châu” đã hiên lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khinh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản bội nay là toàn quyền Va-ren.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang