Nghị luận: Nghệ thuật truyện ngắn là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ điện ảnh.

nghe-thuat-truyen-ngan

Nghệ thuật truyện ngắn là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ điện ảnh. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn trong chương trình lớp 11 hoặc 12.

1. Giải thích.

– Truyện ngắn phải mang dấu ấn của thi pháp thơ ca, đó là cấu trúc chặt chẽ, có tiết tấu, nhịp độ nhanh, chậm, độ căng lớn.

– Đặc điểm của ngôn ngữ điện ảnh:cần chú ý tới nghệ thuật dàn cảnh và nghệ thuật kịch bản của điện ảnh để làm sống động sự việc và nhân vật. Nói cách khác trong truyện phải có yếu tố kịch tính được tạo nên bởi sự triển khai mâu thuẫn, xung đột trong cốt truyện; truyện phải xây dựng được nhân vật chính rõ nét. Để tái hiện mâu thuẫn, xung đột và xây dựng nhân vật, nhà văn phải chọn lọc được những chi tiết đắt giá, có khả năng dựng cảnh để chuẩn bị môi trường trực tiếp cho nhân vật hoạt động và có thể gián tiếp miêu tả tâm lí nhân vật…

Ý kiến đề cập về đặc điểm của nghệ thuật viết truyện ngắn, một thể loại văn học rất năng động. Ở đó có thể nhận thấy sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các thể loại văn học làm cho thể loại truyện ngắn trở nên phong phú vừa có chất của thơ ca, vừa có chất của kịch (điện ảnh) nhưng nó không phải là thơ hay kịch (điện ảnh).

2. Chứng minh qua truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao.

a. Kết cấu ngắn gọn của “Chí Phèo”:

+ Dù nội dung truyền tải lớn- bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – nhưng tất cả những “giông tố” trong làng Vũ Đại lại chỉ được thể hiện trong một truyện ngắn. Vì vậy, có những sự việc nhà văn chỉ kể lướt, có những nhân vật nhà văn chỉ miêu tả mờ nhạt: Binh Chức, Năm Thọ, bà Ba…

b. Nhịp điệu trần thuật “trầm bổng”:

+ Trong truyện “Chí Phèo”, nhịp độ chủ yếu là sự chậm rãi, thong thả vì tác phẩm được kết cấu theo lối hồi cố (hồi tưởng lại cuộc đời Chí Phèo); nhà văn sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật (đoạn miêu tả tâm lí Chí Phèo tỉnh rượu ) nhưng cũng có sự kiện, nhà văn Nam Cao rút gọn lại khiến cho nhịp kể trôi qua rất nhanh (thời gian Chí Phèo sồng 5 ngày bên Thị Nở)

c. Yếu tố kịch tính:

+ Yếu tố kịch tính được tạo nên bởi truyện đã phản ánh mâu thuẫn giai cấp rất căng thẳng đến mức không thể điều hòa được: mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Cùng với đó là mẫu thuẫn giữa con người và hoàn cảnh sống (Chí Phèo và dư luận, định kiến về Chí Phèo của người dân làng Vũ Đại). Hai mâu thuẫn này khiến Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát.

3. Đánh giá:

-Ý kiến đúng đắn, khẳng định tính chất đặc trưng của thể loại truyện ngắn, nghệ thuật viết truyện ngắn.

– Bài học với người cầm bút: cần chú trọng lối viếttảng băng trôi, hàm ẩn để truyện đảm bảo được tính chất “ngắn”; chú ý những dấu hiệu quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện là cốt truyện và những chi tiết đặc sắc, đắt giá.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.