Nghị luận: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 gây ấn tượng sâu sắc với em

nghi-luan-viet-bai-van-bay-to-suy-nghi-cua-minh-ve-nhan-vat-thieu-nhi-trong-cac-tac-pham-da-duoc-hoc-o-chuong-trinh-ngu-van-lop-9-gay-an-tuong-sau-sac-voi-em

Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 gây ấn tượng sâu sắc với em.


Gợi ý làm bài:

  • Mở bài:

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Tác phẩm Chiếc lược ngà được đưa vào tập truyện cùng tên, viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện. Nổi bật trong truyện chính là hình ảnh bé Thu.

  • Thân bài:

Khi gặp cha lần đầu: bé Thu phản ứng lạ kì khi người đàn ông mặt thẹo (anh Sáu) đến gần và lặp lại: “Ba đây c Ba đây con!”thì “, thấy lạ quá, nó chớp mắt lên nhìn… mặt nỏ bỗng tái đi, vụt chạy kêu thét lạ lẫm.

Những ngày cha ở nhà: Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lòi âu yếm, vỗ về của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu: “càng vỗ về, con bé càng đẩy ra không chịu gọi một tiếng “ba “, khi bị dọa đánh, bị buộc phải gọi thì nói trống không. Một loạt hành động, thái độ của em làm ta ngỡ ngàng. Nó khác hoàn toàn bản tính ngoan ngoãn, lễ phép hàng ngày của em.

Đỉnh điểm của hành động chối bỏ ấy là trong bữa com. Bị ba đánh, trong giây phút bùng nổ ấy, em càng tỏ ra lầm lì, sẵn sàng chịu đựng và bỏ đi. Cô bé mong muốn được dỗ dành nhưng vẫn giữ sự cố chấp. Chính vì vậy, sự ương ngạnh của em hoàn toàn không đáng trách. Cô bé còn quá nhỏ, làm sao có thể thấu hiểu những tình cảnh ác liệt, éo le của người lớn, chiến tranh cũng như chấp nhận những bất thường xảy ra trong cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc.

Khi cha ra đi: Thái độ và tình cảm bé Thu khi đưa tiễn ông Sáu và đồng đội thay đổi thật đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. Trong buổi sáng cha lên đường, khi cha khe khẽ nói: “Thôi! Ba đi nghe con”. Chính cái lời chào tạm biệt ấy đã làm nổ tung mọi kim nén trong lòng, làm trào dâng mọi cảm xúc. Nó bỗng kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!” thật lớn, thật rõ ràng.

Chỉ khi tiếng kêu đó được thét lên thi mọi người mới vỡ lẽ ra rằng em thèm được gọi ba như thế nào. Sự lưu luyến vỡ òa này có nguyên nhân của nó: Trong đêm bỏ về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba. Vì thế trong lúc này, tình yêu và niềm quyến luyến người cha bùng lên thật mạnh mẽ và cuống quýt, trong đó có cả lòng hối hận…

Dẫu cha hi sinh, nhưng mối liên kết sâu sắc với người cha và cả lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc đã khiến cô bé Thu ngày nào đã trở thành một nữ giao liên rất thông minh với sự bình tĩnh đáng nể có thể làm cho người “ngồi cùng một chiếc xuồng với cô ”dù đang gặp máy bay càn quét vẫn “thấy vững tin hơn ngồi tròng công sự”.Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đinh, kẻ thù của dân tộc.

Đánh giá:

Với việc xây dựng thành công nhân vật bé Thu; tác giả đã giúp ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của nhân dân ta thời chiến tranh qua việc ngợi ca tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng, càng thiêng liêng, cao đẹp hon trong những cảnh ngộ khó khăn.

Nhân vật đã được khắc họa ấn tượng, sinh động với diễn biến tâm lí tinh tế khi được đặt trong tình huống rất éo le nhưng độc đáo, cốt truyện mang nhiều yếu tố bất ngờ, lựa chọn ngôi kể phù hợp có sự đan xen miêu tả, bình luận, suy nghĩ với giọng kể giàu cảm xúc, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ.

  • Kết bài:

Kết thúc tác phẩm, dâu hai cha con không thể gặp lại một lần nữa nhưng tình cảm cha con vẫn mãi mãi khắc sâu trong lòng nhân vật và cả trong lòng người đọc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.