Nghị luận: ý nghĩa của đấu tranh và nhường nhịn

dau-tranh-va-nhuong-nhin (1).jpg

Suy nghĩ về ý nghĩa của đấu tranh và nhường nhịn.

1. Giải thích:

“Đấu tranh” là dùng sức mạnh cố giành láy phần thắng về mình. “Nhường nhịn” là không giành phần tốt đẹp, quyền lợi về cho bản thân, sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về cho mình.

2. Vì sao phải biết nhường nhịn?

Cuộc sống chưa bao giờ là đủ, vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bởi thế, rất cần sự nhường nhìn của mọi người giành cho nhau. Biết nhường nhịn, biết nghĩ đến người khác đó cũng là cách ta mang niềm vui, sự ấm áp, hạnh phúc đến cho người khác. Xích mích, mâu thuẫn, việc gây gỗ đánh nhau sẽ bị đẩy lùi nếu chúng ta biết nhường nhịn lân nhau

Nhường nhịn cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự quan tâm của ta giành cho mọi người. Đó cũng là biểu hiện của liếp sống văn minh. Chẳng hạn như nhường chỗ cho cụ gà, phụ nữ có thai trên xe buýt, nhường lượt tính tiền cho người già yếu hơn ở siêu thị, trong phòng khám. Không hơn thua bạn khi có chuyện bất hòa…)

Sống mà chỉ quen giành phần tốt đẹp về cho mình chắc chắn sẽ đẫn đến lối sống hẹp hòi, ích kỉ. Đó cũng là nguyên nhân của lối sống hưởng thụ chẳng bao giờ nghĩ đến bổn phận của mình đối với người khác, đất nước. Chẳng bao giờ nhường nhịn cho ai sẽ chẳng bao giờ chiếm được tình cảm yêu thương quý mến từ mọi người hay nói cách khác sẽ bị ghét bỏ.

Tranh giành nhau là nguyên nhân của sự bất hòa, của việc gây gỗ, đánh nhau. Nếu ai cũng vì lợi ích của mình mà tranh giành, hãm hại lẫn nhau thì xã hội sẽ bất an. Cái xấu, cái ác có cơ hội nảy sinh. Có thể thấy trong đời sống, chính lòng tham và sự tranh giành quyền lực, đất đai giữa các quốc gia là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh gây bao nỗi khổ cho cuộc sống nhân loại. Tranh giành lẫn nhau nhiều khi đến đến hậu quả khôn lường cho cả hai bên. Nếu mỗi người đều biết nhường nhịn, cuộc sống tốt đẹp hơn. Đỉnh giới cao nhất của sự đấu tranh chính là ở chỗ  biết nhường nhịn.

Trong cuộc sống, vẫn còn biết bao người luôn giành phần tốt đẹp về cho mình, không nhường cho ai khác. Vì lợi ích của bản thân mà họ sẵn sàng chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm, thậm chí là mạng sống của người khác. Những người như thế thật đáng lên án.

Cũng nên hiểu rằng trước người khác, ta nên nhường nhịn chứ không phải nhịn nhục một cách nhu nhược tầm thường. Chúng ta nhượng nhịn người khác chứ đừng chờ đợi người khác nhường nhịn cho mình. Sự nhường nhịn cũng cần phải đặt đúng đối tượng, hoàn cảnh. Nhường nhịn đối với người yếu đuối, cái thiện, cái tốt đẹp là sự nhường nhìn cao thượng. Và ngược lại, nhường nhịn, nhẫn nhục, khoan dung hay yếu kém trước cái ác là tội lỗi.

Nghị luận: suy nghĩ về tính nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về lòng vị tha - Theki.vn
  2. Ý nghĩa của chữ nhẫn. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.