Phép ẩn dụ.

phep-an-du

ẨN DỤ.

I. Khái niệm:

– Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các kiểu ẩn dụ thường gặp.

– Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ thường gặp đó là:

1. Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức).

Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Tố Hữu)

→ Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

2. Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức).

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

→ Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3. Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

→ Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang nói đến Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ:

– “Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”.

→ Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

– “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

(Nguyễn Tuân)

“Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

(Tô Hoài)

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”.

(Hoàng Trung Thông)

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

(Trần Đăng Khoa)

– “Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố”.

(Phan Thế Cải)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.