So sánh vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

so-sanh-ve-dep-buc-tranh-thien-nhien-mua-xuan-trong-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-thanh-hai-va-doan-trich-canh-ngay-xuan-trich-truyen-kieu-nguyen-du

So sánh vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ’ (Thanh Hải) và đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • Mở bài:

Mùa xuân là một chủ đề vốn đã giàu ý nghĩa sâu sắc, là một chủ đề hiện hữu ở văn học cổ lẫn hiện đại. Ta có thể nói, đây chính là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà thơ, cảnh mùa xuân không chỉ mang đến những nỗi xao xuyến hồi hợp mà còn làm cho con người ta cảm thấy luyến tiếc khi đã để nó đi qua. Cũng chính vì thế mà hai bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải và bài “Cảnh ngày xuân” của thi hào Nguyễn Du luôn mang đến hai dòng cảm xúc cho người đọc.

  • Thân bài:

Ở hai đoạn thơ đầu của hai bài thơ này, ta có thể thấy rõ được vừa nét tương đồng giữa vẻ đẹp của mùa xuân, vừa hai quan điểm khác nhau dưới cái nhìn của hai phong thái thơ ca.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du)

Ta có thể thấy được, cả hai bức tranh mùa xuân đều được khắc họa một cánh sáng tạo lại mang vẻ thanh thanh, cái thời tiết ấm áp của mùa xuân. Cả hai đoạn thơ đều cho thấy màu sắc tươi đẹp, rõ nét của một khung cảnh trữ tình mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Những chi tiết “ dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện” lại tự nhiên có thể hòa chung một màu sắc với “ cỏ non xanh” cùng “cành lê trắng”. Kết hợp lại đã tạo nên một khung cảnh vừa tươi vui lại vừa êm dịu, hài hòa một cách giản dị, mộc mạc.

Nhưng ẩn sau bên trong, hai đoạn thơ ấy lại mang hai linh hồn hoàn toàn khác biệt. Ở “ Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã miêu tả nó một cách vui tươi, cảm nhận màu xuân với vẻ đẹp non tươi, tràn đầy sức sống. Điều này thể hiện cảm nhận của nhà thơ là cảm nhận của một con người cách mạng hết sức gắn bó với cuộc đời, dân tộc và đất nước. Ở ngay 2 câu thơ đầu đã có thể làm ta hình dung ra được cái khung cảnh tươi đẹp của cố đô Huế giữa mùa xuân:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”

Màu xanh êm dịu cũng với sắc bông tím, màu sắc đặc trưng cho vùng đất của sự thủy chung, đằm thắm đã gợi lên trong lòng người biết bao niềm vui xao xuyến. Chỉ mới bắt đầu đã làm cho con người ta cảm thấy trẻ trung, tươi đẹp mà điều đặc biệt chính là có thể cảm nhận được sự yên bình của mùa xuân. Từ “ mọc” ở câu thơ đầu cũng với số lượng “ một “ ở câu phía sau để thể hiện sắc tím đặc trưng ấy tuy nhỏ bé nhưng lại đánh dấu được sự hiện diện mạnh mẽ của mình, vẫn chứng minh được mình đang hiện hữu. Thanh Hải đã sử dụng những gam màu nhạt miêu tả một cảnh xuân êm dịu, thanh bình. Và trong bức tranh thanh thanh ấy lại được điểm chút âm thanh vang vọng cả bầu trời của chim chiền chiện :

“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Giữa không gian êm đềm được tạo bởi những màu sắc dịu nhẹ, tiếng hót của con chim chiền chiện thánh thót làm vỡ đi sự yên ắng nhẹ của cảnh xuân. “ vang trời” đã diễn tả được tiếng hót của những chú chim một cách to lớn mà lại êm tai, yên bình. Những giọt long lanh ở đây tức là các giọt âm thành, giọt mưa, giọt nắng lấp lánh cứ từ từ rơi, cứ từ từ kết hợp lại với nhau mà tạo ra một mùa xuân của thiên nhiên. ở câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên sấu sắc, đưa tay đón nhận từng món quà mà tự nhiên đã ban tặng. tất cả hòa quyện cùng tạo nên một màu sắc đẹp và yên bình một cách lạ thường.

Ngược lại với phong cách thơ của Thanh Hải, trái với vẻ đẹp vui tươi, lạc quan và tràn trề sức sống của mùa xuân thì mùa xuân của Nguyễn Du lại mang về nỗi cảm xúc tiếc nuối, một bầu không khí nhẹ nhưng lại thấy có phần nặng nề.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa.”

“Ngày xuân con én đưa thoi” là một cách miêu tả sáng tạo của Nguyễn Du, nhằm nói lên rằng mua xuân trôi qua thật nhanh, giống như cách con én chao liệng trên bầu trời. “thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, “chín chục “ ý nói mùa xuân gồm ba tháng tức là có chín mươi ngày mà nay “đã ngoài sáu mươi” , những ngày được ánh sáng của mùa xuân nay đã đang đi qua hết, mang lại cho con người ta một nỗi buồn đượm tiếc nuối.

Tháng một và tháng hai đã trôi qua rồi nhưng hãy còn tháng ba, sắc xuân vẫn tràn đầy mà lòng người lại luyến tiếc không ngui. “Cỏ non xanh tận chân trời” mở ra cho người đọc một cảm giác vô tận, màu cỏ non xanh trải dài cả một không gian rộng lớn, làm cho con người dễ dàng cảm thấy nhỏ bé giữa một khoảng trời bao la. Song, giữa cái không gian thoáng đoảng ấy lại những nốt trắng lưa thưa. Từ “điểm” như thể hiện rằng, những bông lê mọc rải rác chứ không mọc đầy. Điều này lại càng khắc họa thêm sự êm đềm và yên ắng giữa không gian mênh mông. Màu trắng tinh khiết, màu trắng yêu ớt, nhỏ bé nhưng lại là điểm nhấn của cả một khung cảnh xuân.

  • Kết bài:

Sau tất cả, mùa xuân của hai bài thơ có những chi tiết đều có thể hòa quyện với nhau một cách hài hòa, nhưng lại mang theo hai ý nghĩa sau xa khác nhau. Mùa xuân của Thanh Hải thì tràn đầy sức sống, vui tươi làm cho con người ta cảm thấy thiên nhiên thật tươi đẹp, còn Nguyễn Du thì khung cảnh lại có chút rợn ngợp, có lẽ là bởi sự tiếc nuối khi xuân đã sắp đi qua bỏ lại số phận long đong, bất lực.


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Vũ trụ xoay quầng bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều mang một ý nghĩa khác nhau: mùa đông mang lại sự hiu quạnh, lạnh giá; mùa thu mang về một vẻ bình yên, nhẹ nhàng; mùa hạ mang lại sự chói chang, nhộn nhịp. Còn mùa xuân, được ví như một sự đổi mới mỗi khi về, một đề tài thơ ca luôn được các nhà văn, thi sĩ dùng đến để gợi tả cảm xúc chân thực nhất. Thanh Hải trong bài thơ Mùa Xuân Nho nhỏ và Nguyễn Du với đoan trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) đã có những cảm nhận đắc sắc về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân.

Mùa xuân luôn được xem là mùa đẹp nhất trong năm. Bởi vì sao? Mùa xuân đại diện cho niềm tin, sự hy vọng, sự đổi mới. Bức tranh phong cảnh ngày xuân luôn gợi được cho mọi người sự bình yên, nhẹ nhàng pha lẫn một chút nhộn nhịp để đánh dấu bắt đầu lại một mốc thời gian đã trôi qua.

Đối với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, có thể thấy Thanh Hải mang lại cho đọc giả một mùa xuân dịu dàng và bình lặng. Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh đại diện cho khao khát, niềm hy vọng, một sự sống mãnh liệt, hài hoà với tiếng chim chiền chiện réo rắt khắp trời, tô điểm nên một bức tranh mùa xuân tuy giản đơn nhưng đậm nét đặc trưng của mùa xuân. Sương xuân cũng đã rơi giọt trên những chiếc lá xanh tươi, thiên nhiên đang thay mình đổi sắc hương xuân báo hiệu xuân đang tới. Không khí êm dịu hơn, tan đi những lạnh lẽo của mùa đông lạnh giá, mang về sức sống xanh tươi cho tự nhiên.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Nhan sắc của mùa xuân luôn mặn mà, kể cả khi còn trẻ lẫn về già, mùa xuân luôn khoác trên mình một vẻ đẹp thiên nhiên tươi xanh, dịu dàng. Cũng giống mùa xuân trong Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du; trích một phần từ Truyện Kiều; tuy là mùa xuân đã qua hơn 2 tháng nhưng sự mơn mởn của mùa xuân vẫn đâm chồi khắp nơi. Những con én chao lượn trên bầu trời báo hiệu mùa xuân đã đến và sẽ qua, cây cỏ hoa lá xanh tươi khắp nơi, xanh mướt tận chân trời, những b Một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân được khắc hoạ chỉ trong bốn câu thơ:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Qua đoạn trích của hai bài thơ trên, tác giả đã tôn vinh lên vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân, cho thấy sức sống tràn trề của mùa xuân. Bức tranh mùa xuân đã được phác hoạ bằng những màu sắc khác nhau, nhưng vẫn gợi chung về vẻ tươi đẹp, xanh tươi, mang lại không khí đần ấm, yên vui cho mọi người.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) - Theki.vn
  2. Tìm hiểu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải - Theki.vn
  3. Đọc - hiểu văn bản: "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải - Luyện thi tuyển sinh - Theki.vn
  4. Dàn bài: vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Nguyễn Du) và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải) - Theki.vn
  5. Ôn tập luyện thi văn bản: Chị em Thúy Kiều (trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.