Suy nghĩ về câu nói: Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng (Pa-xcan).

gia-tri-cua-chung-ta-la-o-tu-tuong

Suy nghĩ về câu nói: Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng (Pa-xcan).

  • Mở bài:

Trước vũ trụ bao la và thiên nhiên rộng lớn, con người thật nhỏ bé. Thế nhưng, bằng trí tuệ của mình, con người đã từng bước chinh phục được thiên nhiên và khám phá ra những bí ẩn của vũ trụ. Chính những khát vọng lớn lao và những tư tưởng vĩ đại của các cá nhân kiệt xuất đã tạo nên sức mạnh chinh phục của con người, để cuộc sống không ngừng tiến bộ và tên tuổi của họ mãi mãi được nhớ đến. Bàn về điều này, Pa-xcan từng nói: giá trị của chúng ta là ở tư tưởng. Đó là một nhận định hoàn toàn đứng đắn.

  • Thân bài:

1. Giải thích.

+ “Giá trị”: Là tiêu chuẩn để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.

+ “Tư tưởng“: Là quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực khách quan, với các vấn đề xã hội.

→ Ý nghĩa: “Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” nghĩa là vị thế, tầm vóc của con người trong cuộc sống thể hiện thông qua những suy nghĩ tiến bộ về hiện thực khách quan hay các vấn đề xã hội mà người đó cống hiến và để lại.

2. Bàn luận.

Giá trị của con người không nằm ở vật chất mà người đó có (của cải, đất đai, vóc dáng bên ngoài), vì:

+ Con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn. Trước không gian, thời gian mọi thứ thuộc về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến.

+ Đời người hữu hạn, không có ai trường tồn cùng thời gian. Bởi thế, vật chất cũng sẽ chẳng thể giữ được mãi mãi.

Dẫn chứng

– Giá trị của con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm tiến bộ với hiện thực khách quan, với những vấn đề xã hội:

+ Con người có trí tuệ, tư tưởng, có sự sáng tạo, ý chí, nghị lực… vì vậy có thể có những khám phá, phát minh, cống hiến lớn lao cho nhân loại. Dẫu con người mất đi nhưng tư tưởng thì còn mãi. Biết cho đi sẽ được nhận về.

+ Tư tưởng lớn lao, lẽ sống cao đẹp có thể vượt qua và trường tồn với không gian, thời gian.

Dẫn chứng:

3. Phản đề, bàn luận mở rộng.

– Giá trị của mỗi người không phải được đo bằng vật chất đã tích lũy hay thời gian tồn tại mà được đo bằng những gì mà người đó đã cống hiến.

– Có nhiều người quá đề cao giá trị vật chất, xem thường tình yêu thương, sự chia sẻ. Sự phụ thuộc quá nhiều vào vật chất luôn gây ra cho chúng ta nỗi khổ đau.

– Tuy nhiên, không nên xem thường giá trị vật chất, đề cao quá mức giá trị tinh thần và sự cống hiến để cuối cùng đánh mất ý nghĩa chân thực của cuộc sống. Một cuộc sống lý tưởng phải là cuộc sống có sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần, giữa cống hiến và thụ hưởng.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức.

– Chắt lọc, học hỏi tư tưởng vĩ đại của quá khứ. Xây dựng giá trị bền vững cho bản thân.

– Làm giàu vốn tư tưởng lành mạnh, tích cực.

  • Kết bài:

– Khẳng định: giá trị của chúng ta là ở tư tưởng chứ không phải ở những vật chất đã được tích lũy hay khoảng thời gian chúng ta tồn tại.

– Liên hệ bản thân:

Nghị luận: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.